Giá vàng trong nước
Tính tới 14h30' ngày 1/9, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
Doji Hà Nội: 56,50 triệu đồng/lượng - 57,50 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 56,50 triệu đồng/lượng - 57,50 triệu đồng/lượng
SJC Hà Nội: 56,70 triệu đồng/lượng - 57,42 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 56,70 triệu đồng/lượng - 57,40 triệu đồng/lượng
Mở cửa thị trường vàng ngày 1/9, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
Doji Hà Nội: 56,50 triệu đồng/lượng - 57,50 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 56,50 triệu đồng/lượng - 57,70 triệu đồng/lượng
SJC Hà Nội: 56,70 triệu đồng/lượng - 57,42 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 56,70 triệu đồng/lượng - 57,43 triệu đồng/lượng
Diễn biến giá vàng |
Kết thúc phiên giao dịch 31/8, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
Doji Hà Nội: 56,50 triệu đồng/lượng - 57,50 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 56,50 triệu đồng/lượng - 57,50 triệu đồng/lượng
SJC Hà Nội: 56,70 triệu đồng/lượng - 57,42 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 56,70 triệu đồng/lượng - 57,43 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế
Tính tới 8h30 sáng 1/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.814 USD/ounce.
Đêm 31/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.812 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.816 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 31/8 thấp hơn khoảng 4,3% (83 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,0 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 31/8.
Giá vàng trên thị trường quốc tế vững ở trên ngưỡng 1.800 USD/ounce và có tín hiệu tăng trong ngắn hạn theo phân tích kỹ thuật. Đồng USD suy yếu là yếu tố giúp đẩy giá mặt hàng kim loại quý.
Giá vàng hôm nay: có xu hướng tăng tiếp. |
Vàng tăng trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc chao đảo trong tháng 8 do sự bùng phát trở lại của virus Covid. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chứng kiến chỉ số nhà quản lý mua hàng phi sản xuất (PMI) không chính thức giảm xuống 47,5 điểm vào tháng 8, so với 53,3 điểm trong tháng 7.
Mức dưới 50 điểm cho thấy sự suy giảm trong lĩnh vực này. Đây là mức điểm thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2020 đối với chỉ số này. Trong khi đó, PMI sản xuất của Trung Quốc vào tháng 8 cũng giảm xuống mức 50,1 điểm, từ mức 50,4 điểm vào tháng 7.
Sức cầu đối với vàng cũng gia tăng tại Trung Quốc.
Trên Kitco, nhà môi giới SP Angel cho biết, doanh số bán đồ trang sức bằng vàng ở Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể trong năm qua đối với những người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc - tăng gấp đôi nhu cầu trong nửa đầu năm 2021. Kinh tế Trung Quốc phục hồi tổng thể sau đại dịch kết hợp với sự phổ biến ngày càng tăng của các trang web thương mại điện tử đã giúp nhu cầu vàng bùng nổ.
Vàng tăng còn do đồng USD suy yếu.
Biến động giá vàng thế giới. |
Dự báo giá vàng
Vàng được dự báo có thể nhắm mục tiêu 1.830 USD trước khi dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ tháng 8 được công bố vào thứ Sáu. Ngưỡng tiếp theo mà mặt hàng này hướng tới là 1.845 USD/ounce.
Theo Kitco, mức 1.810 USD (SMA 100 ngày, SMA 200 ngày) đóng vai trò là hỗ trợ chính. Miễn là vàng giữ được mức này, phe mua sẽ vẫn sẽ giữ quyền kiểm soát.
Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ để đánh giá sự hồi phục của thị trường lao động cũng như là căn cứ để xem Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có động thái gì mới về việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong tuần trước, giá vàng tăng nhanh lên sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell với giọng điệu khá mềm mỏng.
V. Minh