Gần đây, các nhà khoa học đã giải mã được bí mật gen của cây anh túc để tạo ra những sản phẩm gây ức chế ho và tiêu diệt tế bào ung thư.
Cây anh túc. Ảnh: Arabnews.com |
Trong nhiều thập kỉ qua, cây anh túc được sử dụng để tạo ra các chất gây nghiện bất hợp pháp nhưng cũng là thành phần quan trọng để sản xuất thuốc giảm đau như morphine và chất ức chế ho noscapine. Theo hãng thông tấn Reuters, sau khi phát hiện noscapine cũng là tác nhân chống ung thư hiệu quả, các nhà khoa học đã tích cực giải mã gen của cây anh túc để việc sản xuất hợp chất noscapine dễ dàng hơn.
Với nỗ lực không ngừng, nhóm các nhà khoa học của Đại học York và hãng dược GlaxoSmithKline (GSK) đã tìm ra nhóm 10 gen quyết định cơ chế tạo nên hợp chất noscapine, tạo điều kiện cho những người gây giống cây có thể tạo ra giống thuốc phiện có năng suất cao hơn. Phát hiện về nhóm 10 gen này đã được công bố trên tạp chí Science.
Noscapine lần đầu tiên được phát hiện vào đầu thế kỷ 19 và đã được sử dụng để ứng chế ho từ những năm 1950, nhưng các nhà khoa học chỉ thực sự quan tâm tới hợp chất này khi noscapine được chứng minh là một tác nhân chống ung thư hiệu quả.
Khả năng tương tự cũng được tìm thấy từ vỏ cây thủy tùng Thái Bình Dương, hiện đang được dùng để sản xuất ra Taxol, một loại thuốc chống ung thư. Công ty Cougar Biotechnology cũng đang nghiên cứu khả năng chữa chứng đau tủy của noscapine, một loại ung thư ảnh hướng tới những tế bào huyết tương trong tủy xương.
Hà Nguyễn
Điện thoại thông minh phát hiện phóng xạ Một công ty điện thoại di động của Nhật Bạn dự định sẽ tung ra thị trường sản phẩm điện thoại thông minh có thể phát hiện phóng xạ hạt nhân.
Tại sao không thể thuần hóa mọi động vật? Con người đã bắt đầu thuần hóa động vật từ cách đây khoảng 11.000 năm. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều loài động vật như hổ, báo, sư tử hay hươu, nai vẫn không thể trở thành vật nuôi trong nhà. Tranh cãi về ống nghiệm đựng máu cố tổng thống Mỹ Chiếc ống nghiệm đựng máu của cố Tông thống Mỹ- Reagan được mang bán đấu giá song con trai của ông ta nói rằng đó là “đổ dởm”. |