Cấu trúc bí ẩn rộng vài km giống như một bàn cở trên sa mạc ở miền tây Trung Quốc được phát hiện năm ngoái có thể là dấu vết của hoạt động khảo sát mỏ nikel, theo kết quả phân tích ảnh vệ tinh mới nhất.

Các cấu trúc bí ẩn giống như bàn cờ trên san mạc ở Trung Quốc. Ảnh chụp vệ tinh của Google.

Năm 2010, tiến sĩ Carolina Sparavigna, một nhà vật lý học tại trường đại học Bác khoa Turin (Italia), bắt đầu phân tích các hình ảnh vệ tinh của Google Earth về khu vực sa mạc Taklamakan của Trung Quốc để nghiên cứu các cấu trúc được tạo ra bởi gió trên các cồn cát.

Trong quá trình nghiên cứu, nhà khảo cổ học nghiệp dư người Italia đã phát hiện thấy tàn tích của vương quốc cổ  nằm trên con đường Tơ Lụa – con đường vận chuyển hàng hóa chính giữa phương Đông tới châu Âu và ngược lại.

Trong khi tìm kiếm vết tích các vương quốc cổ khác trên sa mạc, tiến sĩ Sparavigna đã bất ngờ phát hiện thấy một cấu trúc bí ẩn có hình giống một bàn cờ khổng lồ với rộng khoảng 8km trên sa mạc.  Bà Sparavigna cho rằng cấu trúc này rõ ràng là do con con người tạo ra, bởi vì những bức ảnh chụp vệ tinh vào năm 2004 cho thấy cấu trúc bí ẩn không tồn tại.

Sau đó, tiến sĩ Sparavigna đã tìm thấy một bài viết trên báo của Trung Quốc về việc phát hiện một lượng lớn nikel được phát hiện dưới các cồn cát ở khu vực sa mạc Taklamakan. Vì thế, bà kết luận rằng cấu trúc giống bàn cờ có thể là dấu vết của hoạt động khảo sát mỏ nikel.

“Trong những tấm bản đồ vệ tinh, chúng ta có thể thấy những cấu trúc do con người tạo ra trên mặt đất và một đường kẻ  khổng lồ có thể được tạo ra bởi các lỗ hay ụ đất nhỏ”, tiến sĩ Sparavigna giải thích trên Live Science. “Tương tự, cấu trúc bí ẩn trên sa mạc ở Trung Quốc có thể được tạo ra với quá trình thăm dò địa chất”.

Đây không phải là lần đầu tiên bà Sparavigna phân tích ảnh vệ tinh để làm sáng tỏ những cấu trúc bí ẩn. Năm 2011, bà đã phát hiện những cấu trúc lạ ở Peru.

Hà Hương