Một loại sinh vật biển ở Ireland có khả năng tự tái sinh đang được giới khoa học quan tâm trong nghiên cứu về tế bào gốc để chữa trị dị tật bẩm sinh và bệnh ung thư.

{keywords}

Hydractinia echinatais - (Ảnh The Irish Times)

Hydractinia echinatais là loài sinh vật có họ hàng với sứa và hải quỳ, có khả năng tái sinh bất cứ phần thân thể nào bị mất đi, tự nhân bản phần thân thể đó.

Viện trưởng Viện Y học Tái sinh NUI Galway ở Ireland, TS Uri Frank, giải thích: "Về lý thuyết, sinh vật nhỏ bé này sống bất tận nên là đối tượng hoàn hảo giúp chúng ta hiểu thêm về vai trò của tế bào gốc trong nghiên cứu về bệnh tật và sự già nua. Chúng có những tế bào gốc vẫn ở trong tình trạng giống như mô suốt dòng đời của nó. Nếu chúng bị mất đầu, nó có thể mọc đầu khác trong vòng vài ngày nhờ vào tế bào gốc dạng mô – tế bào gốc đa năng".

Ông cho rằng tính đa năng đó là lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng rất rộng.

Nhóm nghiên cứu phát hiện mối liên quan chưa được biết đến giữa dạng heat-shock protein (HSP) với đường truyền tín hiệu giữa tế bào gốc của Hydractinia echinatais được gọi là sự phát tín hiệu Wnt. Cơ chế phát tín hiệu giữa hai tế bào này được xem là vai trò quan trọng trong nghiên cứu về sự trưởng thành, già nua và bệnh tật.

Theo NLĐ