5 năm tồn tại ở Trung Quốc, Google không ít lần “trầy da tróc vẩy” cố gắng duy trì và phát triển tại đất nước đông dân cư này. Nhưng cuối cùng, Google đã phải rút lui.
TIN BÀI KHÁC
“Tôi chọn Google”
Kế hoạch về Google.cn bắt đầu vào ngày 7/5/2005, khi một bức email bỗng nhiên xuất hiện trong hộp thư của Eric Schmidt. Đó là email của Kai-Fu Lee - một nhà khoa học máy tính, một quản trị của Microsoft. “Tôi nghe nói Google bắt đầu thâm nhập Trung Quốc”, Lee viết. “Tôi nghĩ tôi phải nói với ông rằng nếu Google có tham vọng ở Trung Quốc, tôi sẽ rất vui được thảo luận với ông về vấn đề này”.
Kai-Fu Lee là một nhà khoa học máy tính nổi tiếng – ông từng làm việc cho Apple – và đã trở thành một hiện tượng ở Trung Quốc. Lee, lớn lên ở Đài Loan và có bằng Tiến sỹ ở trường Carnegie Mellon, được xem là một biểu tượng thành công. Ông sinh ra ở châu Á nhưng lại rất thành công trên đất Mỹ. Hàng trăm ngàn người đã lên website của ông và viết thư cho ông để xin lời khuyên, như thể ông là sự kết hợp của Warren Buffett, Bill Gates, và Abigail Van Buren. Google ngay lập tức nhận ra Kai-Fu Lee có thể giúp kế hoạch đặt chân vào Trung Quốc của hãng. Và Lee đã đến gặp các nhà sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page tại Mountain View, Calif., vào ngày 27/5/2005.
Lee rời khỏi Microsoft vào ngày 18/6/2005 và chính thức đến Google làm việc vào ngày hôm sau, hưởng mức lương trên 13 triệu USD/năm, trong đó có khoản thưởng 2,5 triệu USD. Trên website bằng tiếng Trung Quốc của ông, Lee nói Google đã khiến ông “sốc” vì cơ sở hạ tầng công nghệ và cũng yêu cầu cơ sở đó ở Trung Quốc. Tuổi trẻ, sự tự do, minh bạch và chân thành của sếp mới sẽ mang lại cho ông một bước ngoặt kỳ diệu. “Tôi có quyền ra lựa chọn”, ông viết. “Tôi chọn Google. Tôi chọn Trung Quốc”. Microsoft vội vã đệ đơn kiện Lee vi phạm thỏa thuận về cạnh tranh, là một phần trong hợp đồng lao động của ông.
Nhưng vào ngày 13/9, Lee được thẩm phán phán xử không được chia sẻ thông tin sở hữu của Microsoft, hay giúp Google trong các lĩnh vực cạnh tranh như tìm kiếm, ngoài ra, ông có thể tham gia vào việc lập kế hoạch và tuyển dụng cho Google ở Trung Quốc. Cuối cùng, hai công ty dàn xếp, mọi hạn chế với Lee sẽ được xóa bỏ vào năm 2006.
Google.cn chính thức đi vào hoạt động vào 27/1/2006. Mấy tháng sau, Google China chuyển về văn phòng mới. Họ chiếm giữ một số tầng trong tòa nhà tráng lệ ở Trung Quốc, cứ như thể tòa nhà này được làm từ các khối Lego trắng và kính. Đó là một trong những cấu trúc xây dựng ở Công viên Khoa học Tsinghua ở quận Hardan, phía bắc Bắc Kinh, khu Silicon Valley của Trung Quốc. Sở hữu một số tầng trong tòa nhà, trụ sở của Google được trang bị phòng tập thể dục, phòng mat-xa và phòng karaoke, khu chơi videogame cũng như khu cà phê tự phục vụ với những bữa ăn miễn phí. Tuyển dụng nhân viên không có gì khó.
Ngay khi thông tin bung ra rằng Lee sẽ điều hành Google China, hàng trăm đơn xin việc bắt đầu gửi đến. Alan Eustace, kỹ sư trưởng của Google, tham gia cùng với Lee trong một buổi tuyển dụng, và không thể chịu nổi số đông người vây quanh. “Như thể là một trận đấu bóng rổ vậy – với 2000 khán giả”, Alan nói. “Lee bị vây quanh bởi hàng trăm sinh viên. Mọi người cố lại gần ông ấy, chỉ để chạm vào Lee”.
“Đầu không xuôi…”
Google đã hy vọng quyết định sẽ tạo ra một công cụ tìm kiếm trong tên miền .cn – theo đúng quy định của chính phủ Trung Quốc – sẽ tạo ra một sân chơi lớn. Nhưng ngay khi Google ra mắt địa chỉ website .cn của hãng, đã có những dấu hiệu không phù hợp với chính sách của Trung Quốc. Trong khi đó, hãng cạnh tranh Baidu lại ngày càng lớn mạnh. Không lâu sau khi Google nhận được giấy phép hoạt động, vào tháng 12/2005, Trung Quốc lại tuyên bố giấy phép đó không còn giá trị, với lý do không rõ hoạt động của Google tại Trung Quốc sẽ như một dịch vụ Internet hay một cổng tin tức. Theo quy định của Trung Quốc người nước ngoài không được hoạt động trong lĩnh vực cổng tin tức. Sau đó, Google mất một năm rưỡi đàm phán để phục hồi lại giấy phép.
Cuối cùng, vào tháng 6/2007, Google cũng có được giấy phép. Cuộc đàm phán đã được xử lý bí mật. Các dịch vụ dần ổn định. Năm đó, Google còn giành được một thỏa hiệp giá trị nữa, đó là chỉ cần gõ “g.cn”, người dùng Trung Quốc sẽ đến thẳng trang Google.cn. Nhưng lúc đó, nhiều người Trung Quốc đã xem Google là một kẻ ngoại đạo không được chào đón với dịch vụ kém tin cậy.
Để tránh các vấn đề với chính phủ về việc lưu trữ dữ liệu, Google không cung cấp một số dịch vụ cơ bản của hãng cho người dùng Trung Quốc. Không Gmail. Không Blogger. Không Picasa. Những dịch vụ khác cũng phải tùy chỉnh mạnh mẽ. YouTube thì bị cấm hoàn toàn.
“Đuôi không lọt”
Thành công của Google ở Trung Quốc phụ thuộc một phần vào người phụ trách quan hệ chính phủ (GR). Người giữ chức GR đầu tiên của Google là một cựu phó của tịch của hãng Sina, người đã có kinh nghiệm và mối quan hệ với các cơ quan chức năng Trung Quốc. Nhưng có lẽ vì không nói được tiếng Anh, nên bà không được Google đánh giá cao. Bà đã phàn nàn với ít nhất một đồng nghiệp rằng Google không linh hoạt với chính phủ, và chưa nỗ lực hết mình để tạo mối quan hệ tốt.
Nhiệm kỳ của bà kết thúc khi Google phát hiện ra bà đã tặng máy iPod cho các quan chức Trung Quốc. Bà đã tính phí hóa đơn cho Google trả khoản phí này, và một nhà quản trị khác đã thông qua những khoản phí này. Trong văn hóa kinh doanh Trung Quốc, những món quà như thế là bình thường, song hành động mập mờ này đã vi phạm chính sách của Google. Google đã sa thải cả bà và người quản trị kia. Khi bà được gọi lên văn phòng của Kai-Fu Lee về vụ việc, bà đã “chết lặng người”. Và tất nhiên, với Google, vụ việc chính là một dấu hiệu khác cho thấy tình hình kinh doanh tại Trung Quốc của hãng khó khăn như thế nào. Eustace, một nhà quản trị của Google, giám sát các công việc tại Trung Quốc, sau đó đã nhớ lại vụ tai nạn như “khoảnh khắc tệ nhất trong công ty chúng tôi” và đã tự trách mình không giải thích rõ về vụ việc với chính phủ Trung Quốc, rằng Google xem sự việc đó như một sự mập mờ, nhập nhằng ra sao.
Sau sự việc, Google đã chọn một nhóm 3 người phụ trách quan hệ chính phủ, tất cả đều là phụ nữ và do Julie Zhu, một phụ nữ mạnh mẽ đang trong độ tuổi 30, phụ trách. Bà được tuyển thẳng từ một bộ của chính phủ. Zhu có thể đối thoại tốt hơn với Google. Nhưng bà cũng không đảm nhận trách nhiệm tốt hơn mấy. Tất cả khiến một số nhà quản trị Google bắt đầu nghĩ rằng mối quan hệ tại Trung Quốc của hãng không ổn. Bước ngoặt xảy ra năm 2008, năm Trung Quốc đăng cai tổ chức Olympic. Năm đó, Trung Quốc quyết định phải tăng cường các chính sách, và yêu cầu ngoài việc kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm trong .cn, Google còn phải lọc sạch các đường liên kết trong trang Google.com bằng tiếng Trung Quốc. Google không chấp nhận điều đó. Trong khi các công cụ tìm kiếm khác, bao gồm cả của Microsoft, đều đồng ý với yêu cầu.
“Chào thua”
Một vấn đề nữa lại nảy sinh liên quan đến Google Suggest, một tính năng tìm kiếm gợi ý yêu cầu tìm kiếm đầy đủ khi người dùng chỉ mới gõ một vài ký tự hoặc từ vào hộp tìm kiếm. Sáng tạo này được đưa ra trên Google toàn cầu, nhưng nó xuất phát đầu tiên tại Trung Quốc, khi nhóm tìm kiếm của Google phát hiện ra vì khó gõ nên người dùng Trung Quốc thường chỉ gõ những lệnh tìm kiếm ngắn. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc lại phát hiện ra một số vấn đề, đó là những gợi ý mà Google đưa ra liên quan đến sex. Họ thông báo với Google, triệu tập Kai-Fu Lee và các nhà quản trị Google China khác lên một khách sạn địa phương, ở đó đại diện 3 Bộ đã chờ sẵn với một chiếc laptop và máy chiếu.
Một khi tất cả đã ngồi xuống, họ bắt đầu vào trang Google.cn và gõ một từ rất bình thường là “vú”. Nhưng Google Suggest lại đưa ra các đường liên kết hiển thị hình ảnh, nội dung khỏa thân trần trụi, và hơn thế nữa. Các quan chức lại gõ một từ nữa có nghĩa là “con trai”, thì một trong những thuật ngữ Google Suggest đưa ra là “tình yêu giữa con trai và mẹ”. Những đường liên kết của thuật ngữ này chứa hình ảnh khiêu dâm. Ngay cả người nhân viên phục vụ trà trong phòng họp hôm đó cũng bị “sốc”. Google cố gắng giải thích rằng một kẻ nào đó đã spam từ khóa, song các quan chức không đồng ý. “Các anh đã bị cảnh báo 2 lần rồi, và đây là lần từ ba. Vì thế chúng tôi sẽ phạt các anh”. Vào thời điểm đó, Lee đã quyết định rời khỏi Google.
Cuối cùng, vào ngày 10/1/2010, Google quyết định “chào thua” tại Trung Quốc, ngừng các hoạt động tìm kiếm. Thông tin này lan truyền khắp Mountain View như một trận động đất. Các fan của Google đã dựng một tấm bia mộ tạm thời trước trụ sở Trung Quốc vào tháng 3/2010, đốt nến, để hoa và viết lời tưởng nhớ quanh logo Google. Còn với các nhân viên Google ở Trung Quốc, đó là ngày không thể nào quên. Thông tin được tung ra vào lúc 6 giờ sáng giờ Bắc Kinh. Nhân viên lao đến văn phòng. Buổi chiều, Google nói tất cả nhân viên được nghỉ làm và phát vé xem phim Avatar cho họ. Ngày tiếp theo, họ tụ họp trong một quán cà phê để dự hội nghị qua điện thoại với Brin và các nhà quản trị khác, họ cố gắng giải thích hành động này của Google. Kai-Fu Lee lúc đó chỉ nói rằng mọi thứ sẽ thay đổi theo thời gian.
Mạnh Hùng (Theo ICT news/Fortune)
TIN BÀI KHÁC
Đào tạo CNTT: “Chuyên gia, dự án là thày giỏi nhất”
Thế hệ “ông chủ trẻ con” của Silicon Valley
Thiếu nữ 'nóng bỏng' cùng Mp3
Giải cứu thành công con trai “ông chủ” Kaspersky
Thế hệ “ông chủ trẻ con” của Silicon Valley
Thiếu nữ 'nóng bỏng' cùng Mp3
Giải cứu thành công con trai “ông chủ” Kaspersky
“Tôi chọn Google”
Kế hoạch về Google.cn bắt đầu vào ngày 7/5/2005, khi một bức email bỗng nhiên xuất hiện trong hộp thư của Eric Schmidt. Đó là email của Kai-Fu Lee - một nhà khoa học máy tính, một quản trị của Microsoft. “Tôi nghe nói Google bắt đầu thâm nhập Trung Quốc”, Lee viết. “Tôi nghĩ tôi phải nói với ông rằng nếu Google có tham vọng ở Trung Quốc, tôi sẽ rất vui được thảo luận với ông về vấn đề này”.
Kai-Fu Lee là một nhà khoa học máy tính nổi tiếng – ông từng làm việc cho Apple – và đã trở thành một hiện tượng ở Trung Quốc. Lee, lớn lên ở Đài Loan và có bằng Tiến sỹ ở trường Carnegie Mellon, được xem là một biểu tượng thành công. Ông sinh ra ở châu Á nhưng lại rất thành công trên đất Mỹ. Hàng trăm ngàn người đã lên website của ông và viết thư cho ông để xin lời khuyên, như thể ông là sự kết hợp của Warren Buffett, Bill Gates, và Abigail Van Buren. Google ngay lập tức nhận ra Kai-Fu Lee có thể giúp kế hoạch đặt chân vào Trung Quốc của hãng. Và Lee đã đến gặp các nhà sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page tại Mountain View, Calif., vào ngày 27/5/2005.
Lee rời khỏi Microsoft vào ngày 18/6/2005 và chính thức đến Google làm việc vào ngày hôm sau, hưởng mức lương trên 13 triệu USD/năm, trong đó có khoản thưởng 2,5 triệu USD. Trên website bằng tiếng Trung Quốc của ông, Lee nói Google đã khiến ông “sốc” vì cơ sở hạ tầng công nghệ và cũng yêu cầu cơ sở đó ở Trung Quốc. Tuổi trẻ, sự tự do, minh bạch và chân thành của sếp mới sẽ mang lại cho ông một bước ngoặt kỳ diệu. “Tôi có quyền ra lựa chọn”, ông viết. “Tôi chọn Google. Tôi chọn Trung Quốc”. Microsoft vội vã đệ đơn kiện Lee vi phạm thỏa thuận về cạnh tranh, là một phần trong hợp đồng lao động của ông.
Nhưng vào ngày 13/9, Lee được thẩm phán phán xử không được chia sẻ thông tin sở hữu của Microsoft, hay giúp Google trong các lĩnh vực cạnh tranh như tìm kiếm, ngoài ra, ông có thể tham gia vào việc lập kế hoạch và tuyển dụng cho Google ở Trung Quốc. Cuối cùng, hai công ty dàn xếp, mọi hạn chế với Lee sẽ được xóa bỏ vào năm 2006.
Google.cn chính thức đi vào hoạt động vào 27/1/2006. Mấy tháng sau, Google China chuyển về văn phòng mới. Họ chiếm giữ một số tầng trong tòa nhà tráng lệ ở Trung Quốc, cứ như thể tòa nhà này được làm từ các khối Lego trắng và kính. Đó là một trong những cấu trúc xây dựng ở Công viên Khoa học Tsinghua ở quận Hardan, phía bắc Bắc Kinh, khu Silicon Valley của Trung Quốc. Sở hữu một số tầng trong tòa nhà, trụ sở của Google được trang bị phòng tập thể dục, phòng mat-xa và phòng karaoke, khu chơi videogame cũng như khu cà phê tự phục vụ với những bữa ăn miễn phí. Tuyển dụng nhân viên không có gì khó.
Ngay khi thông tin bung ra rằng Lee sẽ điều hành Google China, hàng trăm đơn xin việc bắt đầu gửi đến. Alan Eustace, kỹ sư trưởng của Google, tham gia cùng với Lee trong một buổi tuyển dụng, và không thể chịu nổi số đông người vây quanh. “Như thể là một trận đấu bóng rổ vậy – với 2000 khán giả”, Alan nói. “Lee bị vây quanh bởi hàng trăm sinh viên. Mọi người cố lại gần ông ấy, chỉ để chạm vào Lee”.
“Đầu không xuôi…”
Google đã hy vọng quyết định sẽ tạo ra một công cụ tìm kiếm trong tên miền .cn – theo đúng quy định của chính phủ Trung Quốc – sẽ tạo ra một sân chơi lớn. Nhưng ngay khi Google ra mắt địa chỉ website .cn của hãng, đã có những dấu hiệu không phù hợp với chính sách của Trung Quốc. Trong khi đó, hãng cạnh tranh Baidu lại ngày càng lớn mạnh. Không lâu sau khi Google nhận được giấy phép hoạt động, vào tháng 12/2005, Trung Quốc lại tuyên bố giấy phép đó không còn giá trị, với lý do không rõ hoạt động của Google tại Trung Quốc sẽ như một dịch vụ Internet hay một cổng tin tức. Theo quy định của Trung Quốc người nước ngoài không được hoạt động trong lĩnh vực cổng tin tức. Sau đó, Google mất một năm rưỡi đàm phán để phục hồi lại giấy phép.
Cuối cùng, vào tháng 6/2007, Google cũng có được giấy phép. Cuộc đàm phán đã được xử lý bí mật. Các dịch vụ dần ổn định. Năm đó, Google còn giành được một thỏa hiệp giá trị nữa, đó là chỉ cần gõ “g.cn”, người dùng Trung Quốc sẽ đến thẳng trang Google.cn. Nhưng lúc đó, nhiều người Trung Quốc đã xem Google là một kẻ ngoại đạo không được chào đón với dịch vụ kém tin cậy.
Để tránh các vấn đề với chính phủ về việc lưu trữ dữ liệu, Google không cung cấp một số dịch vụ cơ bản của hãng cho người dùng Trung Quốc. Không Gmail. Không Blogger. Không Picasa. Những dịch vụ khác cũng phải tùy chỉnh mạnh mẽ. YouTube thì bị cấm hoàn toàn.
Kai-Fu Lee |
Thành công của Google ở Trung Quốc phụ thuộc một phần vào người phụ trách quan hệ chính phủ (GR). Người giữ chức GR đầu tiên của Google là một cựu phó của tịch của hãng Sina, người đã có kinh nghiệm và mối quan hệ với các cơ quan chức năng Trung Quốc. Nhưng có lẽ vì không nói được tiếng Anh, nên bà không được Google đánh giá cao. Bà đã phàn nàn với ít nhất một đồng nghiệp rằng Google không linh hoạt với chính phủ, và chưa nỗ lực hết mình để tạo mối quan hệ tốt.
Nhiệm kỳ của bà kết thúc khi Google phát hiện ra bà đã tặng máy iPod cho các quan chức Trung Quốc. Bà đã tính phí hóa đơn cho Google trả khoản phí này, và một nhà quản trị khác đã thông qua những khoản phí này. Trong văn hóa kinh doanh Trung Quốc, những món quà như thế là bình thường, song hành động mập mờ này đã vi phạm chính sách của Google. Google đã sa thải cả bà và người quản trị kia. Khi bà được gọi lên văn phòng của Kai-Fu Lee về vụ việc, bà đã “chết lặng người”. Và tất nhiên, với Google, vụ việc chính là một dấu hiệu khác cho thấy tình hình kinh doanh tại Trung Quốc của hãng khó khăn như thế nào. Eustace, một nhà quản trị của Google, giám sát các công việc tại Trung Quốc, sau đó đã nhớ lại vụ tai nạn như “khoảnh khắc tệ nhất trong công ty chúng tôi” và đã tự trách mình không giải thích rõ về vụ việc với chính phủ Trung Quốc, rằng Google xem sự việc đó như một sự mập mờ, nhập nhằng ra sao.
Sau sự việc, Google đã chọn một nhóm 3 người phụ trách quan hệ chính phủ, tất cả đều là phụ nữ và do Julie Zhu, một phụ nữ mạnh mẽ đang trong độ tuổi 30, phụ trách. Bà được tuyển thẳng từ một bộ của chính phủ. Zhu có thể đối thoại tốt hơn với Google. Nhưng bà cũng không đảm nhận trách nhiệm tốt hơn mấy. Tất cả khiến một số nhà quản trị Google bắt đầu nghĩ rằng mối quan hệ tại Trung Quốc của hãng không ổn. Bước ngoặt xảy ra năm 2008, năm Trung Quốc đăng cai tổ chức Olympic. Năm đó, Trung Quốc quyết định phải tăng cường các chính sách, và yêu cầu ngoài việc kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm trong .cn, Google còn phải lọc sạch các đường liên kết trong trang Google.com bằng tiếng Trung Quốc. Google không chấp nhận điều đó. Trong khi các công cụ tìm kiếm khác, bao gồm cả của Microsoft, đều đồng ý với yêu cầu.
“Chào thua”
Một vấn đề nữa lại nảy sinh liên quan đến Google Suggest, một tính năng tìm kiếm gợi ý yêu cầu tìm kiếm đầy đủ khi người dùng chỉ mới gõ một vài ký tự hoặc từ vào hộp tìm kiếm. Sáng tạo này được đưa ra trên Google toàn cầu, nhưng nó xuất phát đầu tiên tại Trung Quốc, khi nhóm tìm kiếm của Google phát hiện ra vì khó gõ nên người dùng Trung Quốc thường chỉ gõ những lệnh tìm kiếm ngắn. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc lại phát hiện ra một số vấn đề, đó là những gợi ý mà Google đưa ra liên quan đến sex. Họ thông báo với Google, triệu tập Kai-Fu Lee và các nhà quản trị Google China khác lên một khách sạn địa phương, ở đó đại diện 3 Bộ đã chờ sẵn với một chiếc laptop và máy chiếu.
Một khi tất cả đã ngồi xuống, họ bắt đầu vào trang Google.cn và gõ một từ rất bình thường là “vú”. Nhưng Google Suggest lại đưa ra các đường liên kết hiển thị hình ảnh, nội dung khỏa thân trần trụi, và hơn thế nữa. Các quan chức lại gõ một từ nữa có nghĩa là “con trai”, thì một trong những thuật ngữ Google Suggest đưa ra là “tình yêu giữa con trai và mẹ”. Những đường liên kết của thuật ngữ này chứa hình ảnh khiêu dâm. Ngay cả người nhân viên phục vụ trà trong phòng họp hôm đó cũng bị “sốc”. Google cố gắng giải thích rằng một kẻ nào đó đã spam từ khóa, song các quan chức không đồng ý. “Các anh đã bị cảnh báo 2 lần rồi, và đây là lần từ ba. Vì thế chúng tôi sẽ phạt các anh”. Vào thời điểm đó, Lee đã quyết định rời khỏi Google.
Cuối cùng, vào ngày 10/1/2010, Google quyết định “chào thua” tại Trung Quốc, ngừng các hoạt động tìm kiếm. Thông tin này lan truyền khắp Mountain View như một trận động đất. Các fan của Google đã dựng một tấm bia mộ tạm thời trước trụ sở Trung Quốc vào tháng 3/2010, đốt nến, để hoa và viết lời tưởng nhớ quanh logo Google. Còn với các nhân viên Google ở Trung Quốc, đó là ngày không thể nào quên. Thông tin được tung ra vào lúc 6 giờ sáng giờ Bắc Kinh. Nhân viên lao đến văn phòng. Buổi chiều, Google nói tất cả nhân viên được nghỉ làm và phát vé xem phim Avatar cho họ. Ngày tiếp theo, họ tụ họp trong một quán cà phê để dự hội nghị qua điện thoại với Brin và các nhà quản trị khác, họ cố gắng giải thích hành động này của Google. Kai-Fu Lee lúc đó chỉ nói rằng mọi thứ sẽ thay đổi theo thời gian.
Mạnh Hùng (Theo ICT news/Fortune)