Cụ thể, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để công tác đào tạo nhân lực thuộc lĩnh vực cơ khí hiệu quả cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, bao gồm xây dựng và ban hành những chính sách, quy định cụ thể về sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động, trong đó có ngành cơ khí; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và xã hội về vai trò của các ngành, nghề đào tạo về lĩnh vực cơ khí; Rà soát, đánh giá thực trạng đào tạo, dự báo nhu cầu đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực cơ khí;
Giải pháp đào tạo nhân lực thuộc lĩnh vực cơ khí |
Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng, chuyển mạnh đào tạo theo năng lực: Hoàn thiện chuẩn đầu ra, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, quy định về trang thiết bị tối thiểu cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực cơ khí;
Đổi mới chương trình đào tạo: Xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, có sự tham gia của các bên liên quan; tích hợp các nội dung đào tạo với kỹ năng mềm; tăng thời lượng thực hành trong đào tạo nghề; Đổi mới tổ chức đào tạo; đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá; chuẩn hóa, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị; chuẩn hóa giáo viên; kiểm định chất lượng; ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0;
Gắn kết doanh nghiệp với đào tạo: Đẩy mạnh đào tạo và phát triển trường tại doanh nghiệp, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo; Gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, trên cơ sở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng tới doanh nghiệp thực sự là “cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
Nghiên cứu, đề xuất thành lập Hội đồng ngành cơ khí, thành phần bao gồm đại diện chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và sử dụng lao động thuộc lĩnh vực cơ khí. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp cơ khí.
Khánh Vy