Khách hàng chỉ mất 1s click chuột vào website để mua hàng và cũng chỉ cần 1s click "x" để thoát ra. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là làm sao giữ khách hàng của mình ở trên website TMĐT lâu nhất có thể nhằm tăng cơ hội bán hàng.
Điều gì xảy ra nếu website TMĐT load lâu hơn 3s do tải chậm, bị sập do tấn công hay chập chờn do quá tải?
Giảm tương tác của khách truy cập, khiến khách hàng bực tức và thất vọng vì trải nghiệm người dùng kém, tác động tiêu cực đến quyết định mua hàng, tỷ lệ rời bỏ website tăng, uy tín thương hiệu và niềm tin khách hàng giảm sút vì các cuộc tấn công làm sập hệ thống?
Câu trả lời là: "Tất cả!".
Vì vậy doanh nghiệp phải "cải tạo" website cấp tốc, bởi thời gian là vàng bạc và đối thủ cạnh tranh thì vẫn luôn nhăm nhe kéo khách hàng về phe họ mọi lúc mọi nơi.
Nếu vẫn chưa bị thuyết phục và tin rằng sự ổn định, nhanh chóng và bảo mật của website TMĐT quan trọng như thế nào, hãy điểm qua các con số biết nói sau:
Thời gian phản hồi cứ trễ đi 100 mili giây dẫn đến sụt giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi
Bounce rate tăng 103% với mỗi 2s tăng lên trong tốc độ tải trang
79% khách hàng không hài lòng với hiệu suất website ít có khả năng quay lại mua hàng
44% người mua hàng trực tuyến sẽ nói với người thân và bạn bè về trải nghiệm mua sắm trực tuyến mà họ cảm thấy không hài lòng
Amazon phát hiện ra rằng cứ sau 100 mili giây độ trễ sẽ khiến họ tụt giảm 1% doanh số. Google thống kê cứ tăng lên 0,5 giây trong thời gian tải trang tìm kiếm sẽ khiến họ bị giảm 20% lưu lượng truy cập.
Khả năng duyệt trơn tru, mượt mà có lợi ích rất lớn với website, đặc biệt là các trang TMĐT. Nếu doanh nghiệp muốn phục vụ khách hàng càng nhanh càng tốt, thì phải đảm loại bỏ tất cả các yếu tố là rào cản cho trải nghiệm khách hàng!
Ba yếu tố nền tảng công nghệ có tác động ảnh hưởng lớn nhất và tạo sự thay đổi rõ rệt cho website là Cloud Server, mạng phân phối nội dung CDN và Load Balancer.
Cloud Server, CDN và Load Balancer tác động tới độ ổn định hoạt động và tốc độ trong website TMĐT như thế nào?
Lưu trữ website trên Cloud Server là một quyết định đúng đắn bởi website sẽ nhanh hơn và bảo mật hơn hẳn so với việc sử dụng hosting hay VPS thông thường. Đồng thời Cloud Server cho phép doanh nghiệp TMĐT có thể quản lý khả năng mở rộng của website tùy thuộc vào traffic và nhu cầu tài nguyên thực tế để phục vụ được toàn bộ khách truy cập mua hàng, không có downtime. So với việc lưu trữ thông thường, Cloud Server tạo ra những lợi thế rất lớn cho tất cả website.
Tuy nhiên hầu hết mọi trang web hiện nay đều đã chuyển sang đám mây, điều đó có nghĩa là ngay cả khi doanh nghiệp đang sử dụng Cloud Server thì hiệu suất của website cũng chỉ ngang bằng với hầu hết các trang web khác về hiệu suất (bởi vì website nào cũng dùng Cloud Server nên đều được hưởng lợi ích như nhau). Do đó, ngoài việc phải sử dụng Cloud Server là điều hiển nhiên thì doanh nghiệp cần triển khai thêm CDN và Load Balancer để cải thiện thêm tốc độ và trải nghiệm khách hàng.
CDN là một tập hợp các máy chủ được phân phối tại các địa điểm khác nhau chứa các thành phần của website, gửi dữ liệu đến khách truy cập từ máy chủ gần nhất kéo theo tốc độ tải trang nhanh hơn đáng kể. Bên cạnh đó CDN cũng giúp website giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS gây sập website không mong muốn. Trong khi đó Load Balancer là một tính năng giúp tối ưu hiệu suất và đảm bảo rằng không có Cloud Server nào phải hoạt động quá mức.
Cả CDN và Load Balancer được sử dụng cùng với Cloud Server giúp tăng hiệu suất tối đa của website.
Tối ưu website nhưng vẫn đảm bảo mức chi phí thấp là nhiệm vụ hàng đầu mà các doanh nghiệp đang thực hiện
Cơn bão Covid đi qua và để lại nhiều thiệt hại về kinh tế trong doanh nghiệp. Tuy vẫn còn thắt lưng buộc bụng nhưng người dùng cũng đã bắt đầu có xu hướng thoải mái chi tiêu hơn cho mua sắm. Lượng khách hàng, giá trị giỏ hàng đã được cải thiện đáng kể.
Doanh nghiệp phải tận dụng khoảng thời gian vàng này để tối đa hóa doanh thu online bù đắp cho phần offline bị mất tại cửa hàng vật lý bằng cách ưu tiên những bộ giải pháp tối ưu website hiệu quả với chi phí thấp nhất có thể.
Muốn tăng doanh thu thì phải chi tiền để cải thiện website, nhưng chi tiền sao cho hiệu quả, cho "thấp" để phù hợp với nguồn ngân sách cạn kiệt sau dịch?
Trên thực tế không phải cứ "to lớn" thì mới hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn một nhà cung cấp bộ 3 giải pháp Cloud Server, CDN, Load Balancer được đóng gói riêng cho các website TMĐT phù hợp là sẽ đáp ứng được mong muốn: “Chi phí thấp - Hiệu quả cao” của mình. (Ví dụ gói Cloud Server chỉ từ 3000đ/1 ngày, CDN chỉ từ 800đ/1GB, Load Balancer chỉ từ 694đ/h của BizFly Cloud).
Ngoài ra, một nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thương hiệu, uy tín, giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra được những lời khuyên công nghệ thực tế và phù hợp nhất với thực trạng của từng doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực TMĐT.
BizFly Cloud được vận hành bởi VCCorp, là nhà cung cấp đa dịch vụ với chi phí thấp trên thị trường trong lĩnh vực điện toán đám mây,.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm có thể đăng ký trải nghiệm MIỄN PHÍ và nhận ƯU ĐÃI tới 3 tháng cước sử dụng tất cả các dịch vụ tại:https://bizflycloud.vn/
Phương Dung