Trần
Nhật Huy - một trong mười gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2010 có ước
mơ thủa thơ ấu là trở thành nhà quân sự. Nhưng anh bị loại ngay tại vòng
khám sức khỏe sơ tuyển với lí do mắt cận 4 diop.
Sau đó Huy thi đỗ Đại học Bách Khoa Hà Nội. 9 năm sau tốt nghiệp, trở thành Giám đốc Công ty khí Cà Mau (thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam), đơn vị nộp ngân sách bằng nguồn thu của cả tỉnh Cà Mau.
Anh hãy kể về hành trình của mình từ Hà Nội đến Cà Mau, nơi tận cùng đất nước?
- Cùng năm đỗ Đại học Bách Khoa Hà Nội tôi "trúng thêm" 2 trường nữa là Đại học Giao thông Vận tải và Đại học Mỏ Địa chất. Bố đi xem điểm thấy tôi nằm trong tốp 100 thí sinh có điểm cao nhất Đại học Giao thông Vận tải, về nhà hỏi: Con chọn trường nào? Bách Khoa nhé. Tôi gật đầu.
Năm 2002, tôi tốt nghiệp bằng giỏi khoa Hóa dầu, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Một số thầy cô ngỏ ý muốn giữ tôi lại trường làm giảng viên nhưng thú thật là tôi muốn làm thực tế. Tôi thích áp dụng kiến thức của mình trong thực tiễn đồng thời rèn luyện mình trong cuộc sống.
Tháng 9 năm 2002 Tổng công ty Khí Việt Nam tuyển dụng, tôi nộp đơn và trở thành kĩ sư vận hành Nhà máy khí Dinh Cố đóng tại TP Vũng Tàu. Hơn 2 năm sau (tháng 2 năm 2005) tôi trở thành trưởng ca vận hành máy. Nhà máy chia làm 4 ca, tôi nhận nhiệm vụ làm trưởng ca phụ trách 17 nhân viên.
Năm 2006 Tổng công ty Khí Việt Nam chuẩn bị vận hành tuyến đường ống PM3 – Cà Mau thông báo tuyển phụ trách phòng kỹ thuật – sản xuất thuộc Xí nghiệp Khí Cà Mau, nay là Công ty Khí Cà Mau. Trong lúc nhiều người còn chần chừ, tôi tình nguyện nộp đơn xuống đó và được lựa chọn. Mấy tháng sau đó trở thành trưởng phòng kỹ thuật sản xuất của Xí nghiệp Khí Cà Mau. Tháng 3 năm 2008 là Phó Giám đốc Công ty Khí Cà Mau và hiện nay là Giám đốc công ty.
Bố mẹ anh có làm ngành, nghề gì liên quan đến lĩnh vực khí hoặc dầu khí?
- Bố tôi khi còn sống là giảng viên Đại học Thể dục Thể thao, sau đó công tác trong các đơn vị của Ủy Ban TDTT. Bố mất năm 2003 khi đó tôi mới ra trường và đi làm được 4 tháng.
Tôi lớn lên ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Mẹ không đi làm ở cơ quan nào cả. Mẹ bán hàng ở chợ Rồng Nam Định kiếm thêm tiền nuôi hai anh em ăn học.
Ước mơ của anh khi còn học phổ thông là gì?
- Thửa nhỏ (cấp 1, 2) tôi đọc nhiều truyện lịch sử, ước mơ lớn lên sẽ trở thành một vị đại tướng/nguyên soái nào đó. Học xong cấp 3, tôi cũng có nộp đơn thi Học viện An ninh và Học viện Quân sự, nhưng vì mắt cận 4 điốp nên không qua vòng khám sức khỏe sơ tuyển.
Bố mẹ anh thì mong muốn con vào trường nào?
- Bố mẹ tôi vốn là người rất tôn trọng ý kiến và sở thích của con. Bố mẹ chẳng bao giờ ép thi vào trường nào. "Mày thích học trường nào là tùy".
Anh đã bao giờ làm cán bộ Đoàn chưa?
- Tôi chưa từng làm cán bộ Đoàn, nhưng luôn là Đoàn viên ưu tú. Nhưng khi làm quản lý rất quan tâm đến thanh niên.
Lý do vì sao vậy? Những người trẻ thường nhiệt huyết và họ luôn là những người mang lại cho anh năng suất, sáng kiến cải tiến kỹ thuật?.
- Tôi cho rằng thanh niên là những người trẻ luôn tràn đầy sinh khí, nhiệt huyết, khả năng tiếp cận vấn đề nhanh. Thanh niên như những tờ giấy trắng chúng ta vẽ lên đó cái gì, ta sẽ nhận lại được cái đó. Nếu được đào tạo tốt và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp thì họ sẽ phát triển rất nhanh. Còn người lớn tuổi thì muốn vẽ lên phải tẩy cái cũ đi đã... (cười).
Anh cho rằng muốn vẽ lên tờ giấy trắng đó thật nhiều điều tốt, phải làm thế nào?
- Luôn tạo cho họ sự tâm huyết với công việc. Phải làm cho thanh niên máu lửa, đam mê trong công việc và luôn có tinh thần trách nhiệm với tập thể. Tuổi trẻ cần dám dấn thân, chưa nên toan tính thiệt hơn...
Trước khi anh tình nguyện xuống Cà Mau có ngăn cản hoặc nói, tại sao anh lại làm như vậy?
- Nhiều người hỏi tại sao?. Tất cả bạn bè và cả mẹ tôi cũng không đồng ý. Nhưng tôi nghĩ chỗ nào có khó khăn, thử thách, chỗ đó có cơ hội và tôi lên đường.
Vì sao người ta gọi anh là "Huy nghìn tỉ"?
- Có lẽ lý do thứ nhất do chỉ tiêu tài chính Công ty tôi rất lớn so với nguồn thu ngân sách của tỉnh Cà Mau. Doanh thu của Công ty Khí Cà Mau năm 2010 là 7.024 tỉ. Chúng tôi nộp ngân sách 615 tỉ. Cả tỉnh Cà Mau năm 2010 thu được khoảng 2.460 tỉ, như vậy Tổng công ty Khí đóng góp gần 30% số thu của cả tỉnh.
Còn lý do thứ hai?
- Từ ngày ra trường bản thân tôi cùng các đồng nghiệp trực tiếp làm 15 sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tôi rất thích làm kĩ thuật, cho tới khi trở thành Phó Giám đốc vẫn kiêm Trưởng phòng kỹ thuật (do đa số cán bộ kỹ thuật được tuyển mới cần có thời gian để đào tạo và cọ xát thực tiễn) . Sáng kiến đầu tiên “Gia nhiệt bên trong và sử dụng khí Sale Gas thổi sạch các turbine truyền nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt E-01 - Nhà máy Chế biến khí Dinh Cố” được đưa vào sử dụng năm 2005, khi đó tôi 25 tuổi làm lợi 29 tỉ đồng.
Năm 2006, tôi là đồng tác giả sáng kiến “Phục hồi, cải tiến và tái sử dụng thiết bị gia nhiệt tạm của dự án 2 - 3 triệu m3 khí Bà Rịa - Phú Mỹ phục vụ cấp khí cho Nhà máy Điện Cà Mau 1”. Sáng kiến này được thực hiện từ tháng 2/ 2007 tới tháng 12/2007 đã đẩy nhanh thời gian cấp khí cho nhà máy Điện Cà Mau 1 tới 7 tháng, tăng doanh thu cho Công ty 605 tỉ đồng, đem lại hiệu quả kinh tế 1.093 tỉ đồng (thay vì phải chạy dầu DO)...
Ngay cả khi nắm giữ chức vụ Giám đốc, tôi vẫn luôn đam mê và rất quan tâm tới vấn đề tạo ra những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. - Anh truyền ngọn lửa đó tới thanh niên như thế nào?.
- Về các cuộc thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật, Tổng công ty Khí Cà Mau vẫn luôn là đơn vị dẫn đầu trong Tổng công ty Khí Việt Nam. Trong hội thi sáng tạo Dầu khí lần thứ nhất (2010) của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, chúng tôi cũng dành 1 giải nhất, 1 giải nhì...
Anh có thể "bật mí" một chút về cuộc sống gia đình và người vợ của mình?
- Bà xã cùng học với tôi tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Khi tôi đến Vũng Tàu, bà xã cùng vào nhưng lên TP Hồ Chí Minh làm việc & học tiếp bằng 2 Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế TP.HCM. Cả 2 vợ chồng cùng xuống Cà Mau từ cuối năm 2006. Con gái tôi được 3 tuổi cũng khai sinh ở Cà Mau. Mẹ tôi vẫn ở Hà Nội, thỉnh thoảng bà vào thăm hai vợ chồng nhưng bà không ở lâu vì nói: Nơi này không có người già, toàn thanh niên buồn lắm!.
Anh đã bao giờ thấy mình phải ân hận điều gì chưa?. Trong gia đình, anh thấy mình mang tính cách của cha nhiều hơn hay mẹ nhiều hơn?.
- Tính tình tôi ảnh hưởng phần nhiều của bố. Khi tôi còn học phổ thông, mẹ chỉ chạy chợ nuôi con, bà không có nhiều thời gian và những lời nói to tát dạy con mình, nhưng tôi hiểu bà rất tin tưởng ở những bước đi của con cái.
Tôi không có gì hối tiếc ngoài một chuyện có thể ở thời điểm đó không được như ý muốn. Hồi học cấp ba ở lớp Chuyên Hóa trường chuyên Lê Hồng Phong Nam Định, khi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của Tỉnh Nam Định, đội tuyển có 8 người nhưng tôi đứng thứ 10. 8 người trong số đó đi thi, 6 người bạn cùng lớp đã đoạt giải và họ được tuyển thẳng đại học. Cuối năm lớp 12, trong lúc họ thảnh thơi, còn tôi phải ôn thi Đại học.
Nhưng lúc đó tôi đã nghĩ, không sao, cuộc sống vẫn còn nhiều mục tiêu để phấn đầu, ai đó nói rằng “thất bại là mẹ thành công” và “mỗi lần ngã là một lần bớt dại, tuy hơi đau nhưng thêm hiểu cuộc đời”.
- Cảm ơn Trần Nhật Huy về buổi trò chuyện này.
Sau đó Huy thi đỗ Đại học Bách Khoa Hà Nội. 9 năm sau tốt nghiệp, trở thành Giám đốc Công ty khí Cà Mau (thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam), đơn vị nộp ngân sách bằng nguồn thu của cả tỉnh Cà Mau.
Giám đốc Trần Nhật Huy
Anh hãy kể về hành trình của mình từ Hà Nội đến Cà Mau, nơi tận cùng đất nước?
- Cùng năm đỗ Đại học Bách Khoa Hà Nội tôi "trúng thêm" 2 trường nữa là Đại học Giao thông Vận tải và Đại học Mỏ Địa chất. Bố đi xem điểm thấy tôi nằm trong tốp 100 thí sinh có điểm cao nhất Đại học Giao thông Vận tải, về nhà hỏi: Con chọn trường nào? Bách Khoa nhé. Tôi gật đầu.
Năm 2002, tôi tốt nghiệp bằng giỏi khoa Hóa dầu, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Một số thầy cô ngỏ ý muốn giữ tôi lại trường làm giảng viên nhưng thú thật là tôi muốn làm thực tế. Tôi thích áp dụng kiến thức của mình trong thực tiễn đồng thời rèn luyện mình trong cuộc sống.
Tháng 9 năm 2002 Tổng công ty Khí Việt Nam tuyển dụng, tôi nộp đơn và trở thành kĩ sư vận hành Nhà máy khí Dinh Cố đóng tại TP Vũng Tàu. Hơn 2 năm sau (tháng 2 năm 2005) tôi trở thành trưởng ca vận hành máy. Nhà máy chia làm 4 ca, tôi nhận nhiệm vụ làm trưởng ca phụ trách 17 nhân viên.
Năm 2006 Tổng công ty Khí Việt Nam chuẩn bị vận hành tuyến đường ống PM3 – Cà Mau thông báo tuyển phụ trách phòng kỹ thuật – sản xuất thuộc Xí nghiệp Khí Cà Mau, nay là Công ty Khí Cà Mau. Trong lúc nhiều người còn chần chừ, tôi tình nguyện nộp đơn xuống đó và được lựa chọn. Mấy tháng sau đó trở thành trưởng phòng kỹ thuật sản xuất của Xí nghiệp Khí Cà Mau. Tháng 3 năm 2008 là Phó Giám đốc Công ty Khí Cà Mau và hiện nay là Giám đốc công ty.
Trần Nhật Huy (giữa) chỉ đạo trên công trường
Bố mẹ anh có làm ngành, nghề gì liên quan đến lĩnh vực khí hoặc dầu khí?
- Bố tôi khi còn sống là giảng viên Đại học Thể dục Thể thao, sau đó công tác trong các đơn vị của Ủy Ban TDTT. Bố mất năm 2003 khi đó tôi mới ra trường và đi làm được 4 tháng.
Tôi lớn lên ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Mẹ không đi làm ở cơ quan nào cả. Mẹ bán hàng ở chợ Rồng Nam Định kiếm thêm tiền nuôi hai anh em ăn học.
Ước mơ của anh khi còn học phổ thông là gì?
- Thửa nhỏ (cấp 1, 2) tôi đọc nhiều truyện lịch sử, ước mơ lớn lên sẽ trở thành một vị đại tướng/nguyên soái nào đó. Học xong cấp 3, tôi cũng có nộp đơn thi Học viện An ninh và Học viện Quân sự, nhưng vì mắt cận 4 điốp nên không qua vòng khám sức khỏe sơ tuyển.
Bố mẹ anh thì mong muốn con vào trường nào?
- Bố mẹ tôi vốn là người rất tôn trọng ý kiến và sở thích của con. Bố mẹ chẳng bao giờ ép thi vào trường nào. "Mày thích học trường nào là tùy".
Trong những buổi họp...
Anh đã bao giờ làm cán bộ Đoàn chưa?
- Tôi chưa từng làm cán bộ Đoàn, nhưng luôn là Đoàn viên ưu tú. Nhưng khi làm quản lý rất quan tâm đến thanh niên.
Lý do vì sao vậy? Những người trẻ thường nhiệt huyết và họ luôn là những người mang lại cho anh năng suất, sáng kiến cải tiến kỹ thuật?.
- Tôi cho rằng thanh niên là những người trẻ luôn tràn đầy sinh khí, nhiệt huyết, khả năng tiếp cận vấn đề nhanh. Thanh niên như những tờ giấy trắng chúng ta vẽ lên đó cái gì, ta sẽ nhận lại được cái đó. Nếu được đào tạo tốt và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp thì họ sẽ phát triển rất nhanh. Còn người lớn tuổi thì muốn vẽ lên phải tẩy cái cũ đi đã... (cười).
Anh cho rằng muốn vẽ lên tờ giấy trắng đó thật nhiều điều tốt, phải làm thế nào?
- Luôn tạo cho họ sự tâm huyết với công việc. Phải làm cho thanh niên máu lửa, đam mê trong công việc và luôn có tinh thần trách nhiệm với tập thể. Tuổi trẻ cần dám dấn thân, chưa nên toan tính thiệt hơn...
Trước khi anh tình nguyện xuống Cà Mau có ngăn cản hoặc nói, tại sao anh lại làm như vậy?
- Nhiều người hỏi tại sao?. Tất cả bạn bè và cả mẹ tôi cũng không đồng ý. Nhưng tôi nghĩ chỗ nào có khó khăn, thử thách, chỗ đó có cơ hội và tôi lên đường.
Vì sao người ta gọi anh là "Huy nghìn tỉ"?
- Có lẽ lý do thứ nhất do chỉ tiêu tài chính Công ty tôi rất lớn so với nguồn thu ngân sách của tỉnh Cà Mau. Doanh thu của Công ty Khí Cà Mau năm 2010 là 7.024 tỉ. Chúng tôi nộp ngân sách 615 tỉ. Cả tỉnh Cà Mau năm 2010 thu được khoảng 2.460 tỉ, như vậy Tổng công ty Khí đóng góp gần 30% số thu của cả tỉnh.
...và với đối tác
Còn lý do thứ hai?
- Từ ngày ra trường bản thân tôi cùng các đồng nghiệp trực tiếp làm 15 sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tôi rất thích làm kĩ thuật, cho tới khi trở thành Phó Giám đốc vẫn kiêm Trưởng phòng kỹ thuật (do đa số cán bộ kỹ thuật được tuyển mới cần có thời gian để đào tạo và cọ xát thực tiễn) . Sáng kiến đầu tiên “Gia nhiệt bên trong và sử dụng khí Sale Gas thổi sạch các turbine truyền nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt E-01 - Nhà máy Chế biến khí Dinh Cố” được đưa vào sử dụng năm 2005, khi đó tôi 25 tuổi làm lợi 29 tỉ đồng.
Năm 2006, tôi là đồng tác giả sáng kiến “Phục hồi, cải tiến và tái sử dụng thiết bị gia nhiệt tạm của dự án 2 - 3 triệu m3 khí Bà Rịa - Phú Mỹ phục vụ cấp khí cho Nhà máy Điện Cà Mau 1”. Sáng kiến này được thực hiện từ tháng 2/ 2007 tới tháng 12/2007 đã đẩy nhanh thời gian cấp khí cho nhà máy Điện Cà Mau 1 tới 7 tháng, tăng doanh thu cho Công ty 605 tỉ đồng, đem lại hiệu quả kinh tế 1.093 tỉ đồng (thay vì phải chạy dầu DO)...
Ngay cả khi nắm giữ chức vụ Giám đốc, tôi vẫn luôn đam mê và rất quan tâm tới vấn đề tạo ra những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. - Anh truyền ngọn lửa đó tới thanh niên như thế nào?.
- Về các cuộc thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật, Tổng công ty Khí Cà Mau vẫn luôn là đơn vị dẫn đầu trong Tổng công ty Khí Việt Nam. Trong hội thi sáng tạo Dầu khí lần thứ nhất (2010) của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, chúng tôi cũng dành 1 giải nhất, 1 giải nhì...
Anh có thể "bật mí" một chút về cuộc sống gia đình và người vợ của mình?
- Bà xã cùng học với tôi tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Khi tôi đến Vũng Tàu, bà xã cùng vào nhưng lên TP Hồ Chí Minh làm việc & học tiếp bằng 2 Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế TP.HCM. Cả 2 vợ chồng cùng xuống Cà Mau từ cuối năm 2006. Con gái tôi được 3 tuổi cũng khai sinh ở Cà Mau. Mẹ tôi vẫn ở Hà Nội, thỉnh thoảng bà vào thăm hai vợ chồng nhưng bà không ở lâu vì nói: Nơi này không có người già, toàn thanh niên buồn lắm!.
Anh đã bao giờ thấy mình phải ân hận điều gì chưa?. Trong gia đình, anh thấy mình mang tính cách của cha nhiều hơn hay mẹ nhiều hơn?.
- Tính tình tôi ảnh hưởng phần nhiều của bố. Khi tôi còn học phổ thông, mẹ chỉ chạy chợ nuôi con, bà không có nhiều thời gian và những lời nói to tát dạy con mình, nhưng tôi hiểu bà rất tin tưởng ở những bước đi của con cái.
Tôi không có gì hối tiếc ngoài một chuyện có thể ở thời điểm đó không được như ý muốn. Hồi học cấp ba ở lớp Chuyên Hóa trường chuyên Lê Hồng Phong Nam Định, khi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của Tỉnh Nam Định, đội tuyển có 8 người nhưng tôi đứng thứ 10. 8 người trong số đó đi thi, 6 người bạn cùng lớp đã đoạt giải và họ được tuyển thẳng đại học. Cuối năm lớp 12, trong lúc họ thảnh thơi, còn tôi phải ôn thi Đại học.
Nhưng lúc đó tôi đã nghĩ, không sao, cuộc sống vẫn còn nhiều mục tiêu để phấn đầu, ai đó nói rằng “thất bại là mẹ thành công” và “mỗi lần ngã là một lần bớt dại, tuy hơi đau nhưng thêm hiểu cuộc đời”.
- Cảm ơn Trần Nhật Huy về buổi trò chuyện này.
- Vũ Hương Giang (thực hiện)