Nhân sự kiện Finnish Education Bootcamp - Diễn đàn giáo dục Phần Lan do Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại tổ chức vào ngày 21/3/2021, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã có những chia sẻ lý thú về phương pháp giáo dục của quốc gia “hạnh phúc nhất” thế giới.
Không ép trẻ học theo mong muốn của người lớn
Trước hết, GS. Dong đề cao vai trò cũng như quan điểm về giáo dục sớm của Phần Lan, tuy nhiên, theo ông, nhiều người đang có sự hiểu lầm về “giáo dục sớm”. Giáo dục sớm không phải là việc đưa chương trình giảng dạy của lớp sau áp dụng cho lớp trước, không phải học sinh độ tuổi mẫu giáo đã phải học chương trình tiểu học và tương tự ở các bậc cao hơn.
Giáo dục sớm là tác động sớm để trẻ phát triển phù hợp độ tuổi của chúng. Các nhà khoa học giáo dục trên thế giới đã xác định độ tuổi giáo dục sớm cho trẻ bắt đầu từ lúc mới sinh ra cho tới trước khi bước vào lớp 1. Trong giai đoạn này, tùy vào độ tuổi của con, bố mẹ, cô giáo và người thân tác động vào con thông qua hoạt động chơi cùng và theo cách của trẻ, qua đó giúp con phát triển tư duy, kỹ năng sống chứ không bắt ép trẻ phải học kiến thức.
GS.TS Phạm Tất Dong chia sẻ: “Giáo dục sớm mà cứ mang kiến thức sách giáo khoa ra để ép học sinh phải học là không được. Mỗi học sinh đều có một khả năng phát triển, thế mạnh riêng. Giáo dục sớm nhằm hướng tới phát hiện những khả năng riêng để các em có thể phát triển theo đúng sở trường, thế mạnh của riêng mình.
Giáo dục sớm phải phát huy được tinh thần hứng thú, sáng tạo của các em học sinh chứ không phải “ép” các em học theo chương trình mà Hội đồng biên soạn sách giáo khoa đã đề ra”.
Quan điểm này đã được quán triệt và thực hiện nghiêm túc, bài bản tại Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại. Với quan điểm đề cao giáo dục sớm, Tân Thời Đại xác định giáo dục 10 năm đầu đời là 10 năm quan trọng nhất, tạo nền tảng tri thức, cảm xúc và kỹ năng xã hội để trẻ tự tin, chủ động phát triển năng lực bản thân.
Giáo dục Tân Thời Đại xác định giáo dục 10 năm đầu đời là 10 năm quan trọng nhất |
Giáo viên là gốc phát triển
Nhận ra những ưu điểm của giáo dục Phần Lan, một số đơn vị giáo dục đã đưa những tinh hoa của “thiên đường giáo dục” Phần Lan về áp dụng ở Việt Nam.
Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại bước đầu xây dựng nền tảng giáo dục Phần Lan dựa trên chất lượng giáo viên đầu vào, ngân hàng các hoạt động giáo dục, thiết bị và thiết kế môi trường giáo dục thông minh... đến từ chính những công ty giáo dục hàng đầu ở Phần Lan.
Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại xác định giáo viên là “linh hồn” của lớp học |
Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam khuyến khích các cơ sở giáo dục áp dụng phương pháp giáo dục Phần Lan để giảng dạy. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý, để áp dụng phương pháp giáo dục Phần Lan thành công thì các nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà sư phạm cần phải đảm bảo mọi thực hiện trên trẻ chỉ có một phương án đúng, đứa trẻ phải được phát triển toàn diện và phát huy tối đa năng lực của bản thân theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi.
GS.TS Phạm Tất Dong cho hay: “Phần Lan là đất nước phát triển, có nền công nghệ cao và mọi lĩnh vực của họ đều thực hiện nền tảng công nghệ số, nền giáo dục của họ không coi trọng những kỳ thi sát hạch, thay vào đó họ hướng tới phát triển năng khiếu của trẻ.
Sản phẩm của giáo dục chính là con người, muốn sản phẩm đó giá trị thì phải có sự khác biệt, chính vì thế giáo dục Phần Lan luôn định hướng tìm ra sự khác biệt ở mỗi con người, giúp con người nuôi dưỡng và phát triển sự khác biệt đó. Những cơ sở giáo dục ở Việt Nam muốn áp dụng những tinh hoa giáo dục của đất nước Phần Lan cần phải nghiên cứu kỹ điều này, không thể áp dụng một cách tràn lan”.
Giáo dục Phần Lan xây dựng nền tảng từ chất lượng giáo viên, vì vậy các cơ sở của Việt Nam muốn áp dụng thì cũng phải đi từ điều cốt lõi này. Nghĩa là chất lượng giáo viên phải được chú trọng và tư duy của giáo viên cũng phải đồng nhất với quan điểm giáo dục Phần Lan.
GS.TS Phạm Tất Dong nêu quan điểm: “Vai trò của giáo viên đối với giáo dục sớm là quan trọng, giáo viên sẽ là người chơi cùng, học cùng học sinh, từ đó phát hiện ra những khả năng riêng biệt của mỗi học sinh và đưa ra được những phương án giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách phù hợp, tức là xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân cho học sinh mà Tân Thời Đại đang thực hiện.
Giáo dục sớm đòi hỏi sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của giáo viên, nhưng sự sáng tạo đó phải nằm trong khuôn khổ, mang tính khoa học chứ không thể “thích gì làm nấy”.
9h Chủ nhật, ngày 21/3/2021, Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại tổ chức “Diễn đàn giáo dục Phần Lan - Finnish Education Bootcamp” tại trường Tiểu học, Mầm non Tân Thời Đại - Fun Academy, Khu B, KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội. Sự kiện mang đến bức tranh toàn cảnh, khách quan về phương pháp giáo dục hiện đại, ưu việt ngay tại trường học Phần Lan mới ở Hà Nội. Đăng ký tham dự sự kiện: https://tanthoidai.edu.vn/post/giao-duc-tan-thoi-dai-to-chuc-finnish-education-bootcamp-ve-giao-duc-phan-lan-2313 |
Thanh Tuyền