– Thay vì giao
54.760 thùng bia Budweiser hết hạn sử dụng cho đơn vị có chức năng để xử lý,
Sở TN-MT TP.HCM lại giao cho hai đơn vị có … “vấn đề”.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, số bia nói trên là của Công ty Châu Bình Vina nhập về Việt Nam, để tồn đọng tại kho ngoại quan - Công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần (Bình Dương) từ năm 2009 đến nay.
Đầu năm 2011, Cục Hải quan Bình Dương quyết định thành lập Hội đồng xử lý số bia hết hạn. Sau đó, Công ty TNHH SX – TM – DV Nghiệp Hưng có văn bản gửi Sở TN-MT TP.HCM xin xử lý lô hàng này và được ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, sở TN-MT TP.HCM chấp thuận.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thực tế tại Xưởng sản xuất Đại Hưng Phát, tại huyện Củ Chi, TP.HCM (điểm xử lý bia của Công ty Nghiệp Hưng) Hội đồng xử lý bia cho rằng kho chứa hàng tại đây có diện tích nhỏ, không chứa số bia nói trên. Cửa trước nhà kho thì tạm bợ, cửa bên hông cũng không có… Chưa hết, đường vào công ty hẹp và nguy hiểm, không thể vận chuyển bia bằng container…
Theo biên bản của Hội đồng xử lý, địa điểm kho chứa hàng của Công ty Nghiệp Hưng không đảm bảo điều kiện lưu giữ, bảo quản và phục phục yêu cầu giám sát trong quá trình tiêu huỷ hơn 54.700 thùng bia.
Đến tháng 6/2011, số bia hết đát được ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN-MT chấp thuận giao cho máy bia Vinaken thuộc Công ty TNHH Tiến Đồng (nhà máy tại huyện Hóc Môn, TP.HCM) để xử lý. Tuy nhiên, sau khi bia được vận chuyển về nhà máy bia Vinaken thì bị Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường kiểm tra, đề nghị ngưng việc xử lý để điều tra làm rõ tính pháp lý.
Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc sở TN-MT TP.HCM cho rằng, việc chấp thuận giao số bia hết đát cho Nhà máy bia Vianaken xử lý là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, theo tài liệu chúng tôi thu thập được, xung quanh việc giao số bia hết đát cho nhà máy bia Vinaken xử lý nhiều vấn đề bất hợp lý.
Thứ nhất, nhà máy bia Vinaken không hề có Giấy phép xử lý nước thải và cũng không có Giấy phép hành nghề xử lý chất thải. Mặc khác, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), trạm xử lý nước thải của nhà máy bia Vinaken được xây dựng chỉ để xử lý lượng nước thải của nhà máy này…
Ngoài chuyện thiếu chức năng về xử lý, Nhà máy bia Vineken còn là công trình xây dựng không phép đã bị UBND TP.HCM ban hành quyết định xử phạt hành chính vào tháng 3/2010. Đến nay, công ty này vẫn chưa khắc phục hậu quả.
Với những vấn đề trên, thật khó hiểu vì sao Sở TN-MT TP.HCM lại không giao số bia hết đát cho những đơn vị có chức năng – năng lực để xử lý mà lại giao cho một công ty có những sai phạm như thế?
Trung Thanh – Nhật Tân
Theo tìm hiểu của VietNamNet, số bia nói trên là của Công ty Châu Bình Vina nhập về Việt Nam, để tồn đọng tại kho ngoại quan - Công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần (Bình Dương) từ năm 2009 đến nay.
Đầu năm 2011, Cục Hải quan Bình Dương quyết định thành lập Hội đồng xử lý số bia hết hạn. Sau đó, Công ty TNHH SX – TM – DV Nghiệp Hưng có văn bản gửi Sở TN-MT TP.HCM xin xử lý lô hàng này và được ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, sở TN-MT TP.HCM chấp thuận.
Không có giấy phép xử lý nước thải và là công trình xây dựng không phép nhưng nhà máy bia Vinaken vẫn được Sở TN-MT “tin tưởng” giao xử lý bia. |
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thực tế tại Xưởng sản xuất Đại Hưng Phát, tại huyện Củ Chi, TP.HCM (điểm xử lý bia của Công ty Nghiệp Hưng) Hội đồng xử lý bia cho rằng kho chứa hàng tại đây có diện tích nhỏ, không chứa số bia nói trên. Cửa trước nhà kho thì tạm bợ, cửa bên hông cũng không có… Chưa hết, đường vào công ty hẹp và nguy hiểm, không thể vận chuyển bia bằng container…
Theo biên bản của Hội đồng xử lý, địa điểm kho chứa hàng của Công ty Nghiệp Hưng không đảm bảo điều kiện lưu giữ, bảo quản và phục phục yêu cầu giám sát trong quá trình tiêu huỷ hơn 54.700 thùng bia.
Đến tháng 6/2011, số bia hết đát được ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN-MT chấp thuận giao cho máy bia Vinaken thuộc Công ty TNHH Tiến Đồng (nhà máy tại huyện Hóc Môn, TP.HCM) để xử lý. Tuy nhiên, sau khi bia được vận chuyển về nhà máy bia Vinaken thì bị Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường kiểm tra, đề nghị ngưng việc xử lý để điều tra làm rõ tính pháp lý.
Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc sở TN-MT TP.HCM cho rằng, việc chấp thuận giao số bia hết đát cho Nhà máy bia Vianaken xử lý là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, theo tài liệu chúng tôi thu thập được, xung quanh việc giao số bia hết đát cho nhà máy bia Vinaken xử lý nhiều vấn đề bất hợp lý.
Nhà máy của Công ty Hà Lan chưa thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng vẫn được Sở TN-MT cấp phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại. |
Thứ nhất, nhà máy bia Vinaken không hề có Giấy phép xử lý nước thải và cũng không có Giấy phép hành nghề xử lý chất thải. Mặc khác, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), trạm xử lý nước thải của nhà máy bia Vinaken được xây dựng chỉ để xử lý lượng nước thải của nhà máy này…
Ngoài chuyện thiếu chức năng về xử lý, Nhà máy bia Vineken còn là công trình xây dựng không phép đã bị UBND TP.HCM ban hành quyết định xử phạt hành chính vào tháng 3/2010. Đến nay, công ty này vẫn chưa khắc phục hậu quả.
Với những vấn đề trên, thật khó hiểu vì sao Sở TN-MT TP.HCM lại không giao số bia hết đát cho những đơn vị có chức năng – năng lực để xử lý mà lại giao cho một công ty có những sai phạm như thế?
Ưu ái hết cỡ cho nhà máy “ma” Liên quan đến vụ “Nhà máy ma và thế lực ngầm” mà báo VietNamNet đã có loạt bài phản ánh, Sở TN-MT TP.HCM lại tiếp tục có những quyết định ưu ái quá mức đối Công ty TNHH MTV Hà Lan. Cụ thể, cuối tháng 11/2010, Sở TN-MT đã ra văn bản thu hồi giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại (CTNH) của Công ty Hà Lan nhưng ngay sau đó sở lại cho phép công ty này được phép xử lý tất các các loại CTNH (trừ những CTNH có gốc clo và halogen). Việc đốt CTNH được kéo dài từ tháng 11/2010 đến tháng 4/2011, Sở TN-MT mới ra văn bản đề nghị Công ty Hà Lan tạm ngưng. Sau đó, Sở TN-MT lại tiếp tục cho phép công ty Hà Lan đốt chất thải nguy hại. Theo các văn bản của Sở TN-MT, việc đốt chất thải nhằm mục đích thí nghiệm. Thế nhưng theo tài liệu chúng tôi thu thập được, trong thời gian qua, Công ty Hà Lan có ký hợp đồng xử lý chất thải để lấy tiền. Khi PV VietNamNet đặt câu hỏi vì sao đã thu hồi giấy phép nhưng Công ty Hà Lan vẫn được đốt CTNH? Phải chăng, việc cho phép đốt thí nghiệm nhằm “hợp thức hóa” chuyện hành nghề không phép của Công ty Hà Lan? Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc sở TN-MT nói, khi nào tổ chức cuộc họp với báo chí, chuyên viên của sở sẽ giải thích vấn đề này. |
Trung Thanh – Nhật Tân