“Thời gian gần đây có khá nhiều cảnh sát giao thông (CSGT) đến bệnh viện lấy thuốc tâm thần và mời các bác sĩ của bệnh viện về nhà khám liên quan đến áp lực về tâm lý, đau đầu, mất ngủ...”, bác sĩ Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho biết.
Trong năm 2013, rất nhiều những vụ việc gây dậy sóng từ các
lực lượng CSGT. Đáng chú ý nhất là vụ một chiến sĩ CSGT do bị ức chế, dồn nén
tâm lý đã bắn chết cấp trên của mình cùng nhiều chiến sĩ khác bị thương ngày
22/9/2013 ở ngay trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (thuộc Phòng CSGT
đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai).
Tiếp đến tối 24/9, một vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra trên QL1A, thuộc huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam khiến một người thiệt mạng, liên quan đến việc các CSGT làm
nhiệm vụ ra hiệu dừng xe.
Cũng trong tháng 9, vụ CSGT của tỉnh Thanh Hóa rút súng bắn nhiều phát vào người điều khiển xe máy gây bất bình trong dư luận.
Bác sĩ Lý Trần Tình lo ngại bởi CSGT chưa nhận được sự chia sẻ từ người dân. |
Làm tốt thì không sao nhưng có gì
chưa đúng là gặp ngay những lời chê trách. Lúc làm nhiệm vụ cũng vậy, khi người
dân sai phạm mình nhắc nhở, xử phạt họ nhiều khi còn bị mắng, bị chửi là vô
tâm”.
Theo tâm lý chung, người dân đi đường hễ gặp CSGT trong đầu luôn nghĩ bản thân
sẽ có thiệt hại nên trong họ có sự phẫn nộ sẵn.
Bởi đối với người tham gia giao thông hầu hết ai cũng bị CSGT thổi còi để dừng phương tiện một vài lần và có thể bị phạt vì thế mỗi lần đối diện với CSGT hay xảy ra đôi co, tranh cãi.
Hai chiến sĩ CSGT TP Nam Định phải nhập viện do bị lái xe vi phạm tấn công. |
Khi ấy, con người không kịp thích nghi nên dễ dẫn tới stress hay trong bệnh lý tâm thần là bệnh rối loạn sự thích ứng.
Riêng ở
Việt Nam có một số nghề mà đặc biệt là nghề phải tiếp xúc với cộng đồng dân cư,
xã hội, tiếp xúc với công chúng như CSGT thì chịu rất nhiều áp lực, bởi vì người
ta soi vào từ hành động, suy nghĩ, trang phục, thái độ của người đó.
Trong một cộng đồng như vậy, lại ở một khu vực nóng bỏng, nhạy cảm thì gánh nặng
tâm lý, áp lực của CSGT quả thực là rất lớn. Thêm vào đó, họ gần như không có
ngày nghỉ, càng những ngày lễ, ngày tết khi mọi người nghỉ thì họ lại phải túc
trực làm nhiệm vụ.
Chưa kể đến tai nạn giao thông luôn cận kề với họ, rồi một bộ phận người tham
gia giao thông của mình không hiểu biết hết về luật giao thông và giao thông thì
theo kiểu lấp chỗ trống, mạnh ai người đó đi, cố thoát khỏi ùn tắc... Những điều
đó đã tạo áp lực, ức chế, xung đột rất lớn đối với CSGT.
Vụ CSGT tại tỉnh Thanh Hóa nổ súng bắn người vi phạm giao thông trên đường. |
Bác sĩ Tình cũng cho hay, trong thời gian vừa qua cũng có khá nhiều cảnh sát giao thông đến bệnh viện và mời các bác sĩ của bệnh viện về nhà khám liên quan đến áp lực về tâm lý, đau đầu, mất ngủ...
Tuy nhiên, việc điều trị chủ yếu là
ngoại trú còn nằm điều trị nội trú trong bệnh viện thì chưa có. Do vậy, cần có
hệ thống trị liệu tâm lý, các nhà tâm lý học dành riêng cho CSGT. Nó sẽ giải
quyết rất nhiều thứ về đời sống tâm lý trong xã hội, làm giảm đi rất nhiều xung
đột trong cuộc sống, đời sống, xã hội.
“Đối với lực lượng CSGT, như tôi đã phân tích ở trên thì thực sự là rất cần có
một hệ thống trị liệu tâm lý riêng cho họ để giúp họ giải toả căng thẳng, áp
lực.
Bên cạnh đó phải tăng cường sự nghiêm minh của, các cơ quan chức năng cũng
cần có những biện pháp đồng bộ từ hướng dẫn luật cho người dân, thiết kế, đặt
các biển báo, đèn tín hiệu... hợp lý nhằm giúp đỡ, tạo thuận lợi, tránh quá tải,
áp lực, xung đột đối với CSGT khi thực thi công vụ.
Và nếu như không nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ xã hội thì e rằng sẽ tiếp
tục có nhiều CSGT phải tìm đến bệnh viện tâm thần điều trị do căng thẳng”, bác
sĩ Lý Trần Tình nhấn mạnh.
(Theo Năng lượng mới)