Biến đổi khí hậu và các vấn đề liên quan gieo cấy vụ mùa năm 2021 ở đồng bằng sông Hồng lại tiếp tục là chủ đề nóng tại các cuộc họp, trên báo chí và trong câu chuyện hàng ngày của bà con nông dân nơi đây. Để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất lúa năm 2021 trong đó, vụ Hè Thu, vụ Mùa của các tỉnh phía Bắc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần ổn định xã hội, nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện thời tiết diễn biến khó lường do biến đổi khí hậu và dịch bệnh Covid-19.
Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT khuyến cáo người nông dân cần chuẩn bị đất cấy và gieo cấy càng sớm càng tốt; ngành nông nghiệp địa phương cần căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn hình thức gieo mạ, ưu tiên áp dụng mạ khay, cấy máy, gieo mạ tập trung thành vùng để quản lý, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được tốt hơn.
Cơ giới hóa chưa phổ biến ở đồng bằng sông Hồng?
Hầu hết người nông dân đều biết ứng dụng mạ khay và máy cấy trong sản xuất lúa giúp tiết kiệm thời gian, ngày công, chi phí và năng suất cao hơn so với gieo cấy truyền thống. Song, có một thực tế là việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu gieo cấy lúa trên cả nước mới đạt khoảng 30%, trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 65%, riêng tại đồng bằng sông Hồng gần như 0%.
Trước đây, cơ giới hoá ở khu vực miền Bắc khá thấp, tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây tỷ lệ này cũng đã được nâng lên rõ rệt, trong đó cơ giới hoá khâu làm đất và thu hoạch đã đạt gần như 100%. Tuy nhiên, khâu gieo cấy phải sử dụng nhiều nhân công, mang tính thời vụ cấp bách thì tỷ lệ cơ giới hoá ở đây lại rất thấp, chỉ đạt từ 5 - 10% trên tổng diện tích toàn đồng bằng sông Hồng.
Không muốn tiếp tục bị động, nhiều nông dân đã chủ động tìm đến các chủ máy cày, máy gặt tại địa phương để mua máy cấy về làm dịch vụ đồng bộ, gồm: Làm đất - gieo cấy - thu hoạch, nhằm giảm chi phí nhân công, đáp ứng được thời vụ mà lại tăng thu nhập cho cả chủ máy và người nông dân. Điều này sẽ giúp nông dân vào vụ kịp thời và đúng lúc, thu hoạch đúng độ chín của cây lúa không lo thất thoát sau thu hoạch và quan trọng hơn là đảm bảo đúng lịch thời vụ của ngành nông nghiệp.
Ứng dụng mạ khay, máy cấy: tiết kiệm chi phí, tăng năng suất
Trước nhu cầu từ thực tế của người nông dân, công ty YANMAR VN vừa đưa ra chương trình khuyến mại hấp dẫn cho khách hàng như: tặng máy gieo mạ đẩy tay K-60WT cho khách hàng mua máy cấy AP4; tặng máy gieo mạ tự động SYS800A cho KH mua máy cấy YR60D-VNF; tặng thêm nhớt, phụ tùng…
Anh Sơn, ở xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đầu tư mua thêm máy cấy YD60D loại cấy 6 hàng, khoảng cách hàng 30cm về phục vụ bà con quê nhà. |
Chia sẻ của anh Sơn, một nông dân ở xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định: “Trước đây tôi đã mua máy cày và máy gặt thương hiệu Yanmar sử dụng đến nay vẫn tốt, khâu hậu mãi cũng rất tốt nên khi quyết định mua máy cấy tôi tiếp tục chọn dòng máy của Yanmar, vì có nhiều chủng loại khác nhau như đi sau ngồi lái, cấy kết hợp bón phân, giàn gieo mạ tự động đi kèm, khay gieo mạ’.
Máy cấy ngồi YR60D vừa cấy lúa, vừa bón phân |
Đối với mô hình dịch vụ nông nghiệp anh Sơn đang triển khai thì bà con chỉ phải trả một gói là 550 ngàn đồng/sào (360m2) cho tất cả các dịch vụ như: cày, cấy và gặt (bao gồm giống và làm mạ), hoặc chỉ riêng khâu cấy là 300 ngàn/sào (bao gồm giống, làm mạ và cấy bằng máy).
Với dịch vụ trọn gói hoặc dịch vụ cấy riêng này thì bà con nơi đây rất phấn khởi và họ đang trông đợi máy cấy về để đáp ứng nhu cầu cấy ngay trong vụ 2021, khi thời tiết nắng nóng và nhân công tại địa phương không có.
Xếp mạ lên máy cấy |
Ngoài mô hình của anh Sơn thì nhiều mô hình khác đang được triển khai ở Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang … rất hiệu quả góp phần đưa việc cơ giới hoá khâu gieo cấy lên cao hơn và giải quyết khó khăn do thiếu nhân công cũng như thời tiết nắng nóng mỗi khi vụ gieo cấy đến.
Theo Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), ứng dụng mạ khay và cấy máy lúa, năng suất lao động tăng từ 5 - 7 lần, nhưng giảm từ 30% - 50% lượng hạt giống so với tập quán cấy tay và sạ lan truyền thống. Cấy máy có mật độ gieo thưa, dễ chăm sóc, ruộng thông thoáng, lúa sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây, ít bị đổ ngã, dễ kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh; giảm sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch thuận lợi hơn.
Phương Dung