–Tết đang đến rất gần, các ông đồ lại bày bút nghiên ngồi bệt trên phố cho chữ.

Mặc cho cái rét căm căm của đợt không khí lạnh tăng cường, phố ông đồ nằm trên vỉa hè Văn Miếu đã vô cùng nhộn nhịp.

 

Quả thực, dù cho cuộc sống có thay đổi thế nào đi chăng nữa thì sẽ vẫn nhiều lắm những giá trị không thể mai một. Phố ông đồ là một ví dụ hiển hiện.

Giới trẻ Hà thành xăm xăm tìm đến với chữ
Người ta vẫn lo lắng giới trẻ sẽ quay lưng lại với những gì xưa cũ, nhưng sự thật là trên đoạn phố chỉ dài chừng 100m ấy, những người trẻ lại chiếm số đông. Và họ đến đây, mỗi người một mục đích, chẳng ai giống ai.

Người ta vẫn lo lắng giới trẻ sẽ quay lưng lại với những gì xưa cũ, nhưng sự thật là trên đoạn phố chỉ dài chừng 100m ấy, những người trẻ lại chiếm số đông. Và họ đến đây, mỗi người một mục đích, chẳng ai giống ai.

 

Hai cậu sinh viên năm thứ nhất tìm bằng được đến quầy của nghệ nhân thư pháp Cung Khắc Lược để tìm mua chữ tặng ông nội, ông ngoại. Sau một hồi suy nghĩ, người nghệ nhân già nắn nót viết ra hàng chữ Hán có nghĩa: “Trong tim cháu lúc nào cũng có ông.”

Vừa viết, ông vừa tự khen: “Hay chưa, không ai nghĩ ra hay bằng tôi đâu nhé”. Còn hai chàng trai trẻ trong lúc hoan hỉ ngắm chữ cũng không quên nhắc chị bán hàng: “Em đúng là sinh viên năm thứ nhất đấy chị ạ.” Nghe đâu, nếu không phải sinh viên thì giá bán cho một bức thư pháp ấy không dưới 500.000 đồng.

Cậu sinh viên mê mải với chữ của nghệ nhân thư pháp Cung Khắc Lược
Lại có đôi tình nhân trẻ, sau khi bị phàn nàn rằng chỉ ngắm chứ không có ý định mua nên đã lên tiếng tỉ tôi đôi lời. Theo như chàng trai thì cậu không có ý định mua mà chỉ đến đây để tìm duyên với chữ.

Lại có đôi tình nhân trẻ, sau khi bị phàn nàn rằng chỉ ngắm chứ không có ý định mua nên đã lên tiếng tỉ tôi đôi lời. Theo như chàng trai thì cậu không có ý định mua mà chỉ đến đây để tìm duyên với chữ.

 

“Chuyện mua hay không không quan trọng với cháu. Cháu chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ mua một chữ gì khi đặt chân đến đây hết. Mục đích duy nhất của cháu là… tìm duyên. Nếu chữ nào mà cháu cảm nhận được cái duyên của nó với bản thân mình, cháu sẽ mua cho bằng được, với bất cứ giá nào” - anh chàng quả quyết.

Không giống như đôi trẻ ở trên, ba cô gái nọ lại muốn tìm một chữ Lộc về treo trong nhà. Tuy nhiên, thay vì hỏi chữ, cả ba lại ngồi à ơi với người viết chữ bởi “anh í trẻ quá”.

“Anh í trẻ quá”
Nghe loáng thoáng câu chuyện thì biết, ông đồ trẻ hiện đang là sinh viên trường Kiến trúc, đam mê thư pháp nên đã tìm hiểu và luyện tập từ lâu. Nhân dịp năm mới, cậu mới quyết “bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua”. Vừa là để thỏa mãn niềm đam mê, lại vừa để kiếm chút tiền ăn Tết.

Nghe loáng thoáng câu chuyện thì biết, ông đồ trẻ hiện đang là sinh viên trường Kiến trúc, đam mê thư pháp nên đã tìm hiểu và luyện tập từ lâu. Nhân dịp năm mới, cậu mới quyết “bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua”. Vừa là để thỏa mãn niềm đam mê, lại vừa để kiếm chút tiền ăn Tết.

 

Sau màn tự giới thiệu của “ông đồ”, ba cô đều cảm thấy thán phục. “Người gì mà vừa trẻ, vừa đẹp trai, lại còn viết đẹp nữa”. Một trong ba cô không tiếc lời khen.

Tàn chuyện, đường ai nấy đi. Không ai mua chữ, cũng chẳng trao đổi số điện thoại như cách mà người ta thường làm quen với nhau. Ấy vậy mà ai cũng vui.

Hai cô gái trẻ khoe chữ "Nhẫn" mới mua được

Cho đến giờ trưa, khi mà cái lạnh đã nguôi ngoai hơn, ngoảnh đi ngoảnh lại khắp con phố, thấy các bạn trẻ đến càng lúc càng đông. Họ đi thành từng tốp, hoặc có người lại chỉ đến một mình.

Và cho dù mỗi người một mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung. Đó là khi đứng trước mỗi bức thư pháp đẹp, họ đều chiềm ngưỡng bằng sự cảm nhận của trái tim, bằng sự tôn trọng dành cho những người đã viết nên, chứ không phải là một ánh nhìn tò mò.

Và cho dù mỗi người một mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung. Đó là khi đứng trước mỗi bức thư pháp đẹp, họ đều chiềm ngưỡng bằng sự cảm nhận của trái tim, bằng sự tôn trọng dành cho những người đã viết nên, chứ không phải là một ánh nhìn tò mò.

 

Không khí lạnh tăng cường nhưng phố ông đồ vẫn rất vui
Nghệ nhân thư pháp Cung Khắc Lược chưa bao giờ vắng bóng trên con phố này mỗi độ xuân đến
Bên cạnh ông đồ già là các "anh chị đồ" trẻ măng

Cô gái này dùng Iphone lưu những câu đối mà mình tâm đắc và nhờ ông đồ viết.

Tờ giải thích nghĩa của từng chữ với 4 thứ tiếng để viết cho người nước ngoài.

Vì quá lạnh mà vợ chồng ông đồ này buộc phải đội khăn xếp bên ngoài mũ len

Nếu đủ khỏe để đóng nguyên bộ áo dài thì các ông đồ trẻ cũng phải khoác thêm áo rét.

Cho dù cuộc sống có thay đổi thì vẻ đẹp của những nét chữ này sẽ mãi tồn tại.

 

Bài và ảnh: Linh Phạm