Người lớn đâu cần quá phấn khích và cay cú, khiến các em vô tình bị tổn
thương. Hãy để cuộc thi là một kỷ niệm đẹp của các em.
Áp lực mang tên “huấn luyện viên”
Có thể kể đến trường hợp của Nguyễn Cao Khánh. Dù khoác lên mình chiếc áo bộ đội và có cả dàn bè hùng hậu hỗ trợ, nhưng cậu bé vẫn rất vất vả mới hát trọn ca khúc về người thương binh. Không chỉ Hiền Thục, các HLV khác đều gây áp lực lớn cho thí sinh bằng những ca khúc vừa khó hát, vừa mang tính hình tượng, vừa gửi những thông điệp mơ hồ chắc chắn một đứa trẻ không tài nào hiểu được như: Gánh hàng rong, Radio, Trôi trong gương…
Và dễ hiểu vì sao hàng loạt thí sinh gây chú ý ở vòng Giấu mặt lại khiến khán
giả thất vọng ở những vòng sau. Điển hình là cậu bé có giọng hát cao, sáng với
những quãng ngân nghe rất đã tai Ngọc Duy loạng choạng với Giấc mơ trưa, rồi cô
bé chín tuổi biết hát opera Hồng Khanh chìm nghỉm trong tam ca Thành thị. The
Voice Kids đi qua nửa chặng đầu với vô số phản ứng của khán giả về cách chọn bài
thiếu “tiết chế” của các HLV.
Người xem mất kiểm soát
Có lẽ, khán giả truyền hình, không ai không mềm lòng trước giọng hát ngọt ngào
của Phương Mỹ Chi, và niềm đam mê dòng nhạc dân ca của cô bé 11 tuổi. Nhưng khi
tình cảm của khán giả trào dâng quá mức thì chính Mỹ Chi cùng các thí sinh khác
bị tổn thương.
Có người còn ra sức hạ thấp các giọng hát nhí khác bằng kiểu phản hồi đầy vô tâm: “Ứ thích thí sinh này, chỉ ủng hộ Mỹ Chi!” Lúc Mỹ Chi xuống sức trong bài Lòng mẹ (mà thực ra ngoài lý do sức khoẻ, tiết tấu chậm và cao độ của bài hát hơi quá sức với giọng của em), cộng đồng mạng lại một phen dậy sóng vì những phản hồi chỉ trích nhà đài “cố tình dìm hàng Mỹ Chi”.
Mỹ Chi không được nhà đài
phỏng vấn trực tiếp trong tập Đặc biệt về gia cảnh thí sinh, khán giả cũng đồng
loạt lên mạng “tố” nhà sản xuất, mà quên mất rằng, trong chương trình đó, nhiều
thí sinh khác cũng không được phỏng vấn.
Hy vọng những ai đang mất kiểm soát kịp nhận ra, đây là một cuộc thi ca nhạc
dành cho thiếu nhi. Mà với trẻ con thì em nào cũng hồn nhiên, ham vui, còn nỗi
buồn đều chóng qua, chóng quên. Vậy thì người lớn đâu cần quá phấn khích và cay
cú, khiến các em vô tình bị tổn thương. Hãy để cuộc thi là một kỷ niệm đẹp của
các em!
Theo SGTT