- Nhìn vào cách “rải” tiền đến cả ngàn USD mời chào thí sinh vào trường từ nguyện vọng 2, GS Hoàng Xuân Sính ngậm ngùi, sẽ có người phải “bật bãi”. Vị hiệu trưởng lăn lộn với sự nghiệp "giáo dục tư thục" suốt 23 năm nay chia sẻ câu chuyện đang nóng lên từng ngày, liên quan tới 'nồi cơm" của không ít trường đại học.
Sẽ có trường phải đóng cửa
Phóng viên: Thưa GS, bà nghĩ sao về việc các trường ĐH ngoài công lập dùng tiền để hút thí sinh vào trường?
GS Hoàng Xuân Sính: Tôi nghĩ việc tặng học bổng, miễn học phí của các trường với sinh viên là tốt, giúp cho họ trong quá trình học tập. Chuyện tặng tiền cho người này hay người kia hút được thí sinh nộp hồ sơ vào trường mình không phải bây giờ mới có. Tôi được biết thì trước đây cũng có trường làm rồi và việc đó bình thường vì không vi phạm quy chế tuyển sinh.
Nhiều trường nhất là những ĐH ngoài công lập ở ngoại tỉnh họ cực kỳ khó khăn khi tuyển thí sinh. Thứ nhất vì xung quanh khu vực đó có nhiều trường công lập. Thêm nữa các trường này có khi cũng chỉ lấy điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ. Học sinh chắc chắn chọn một trường công để học cùng ngành bởi học phí thấp hơn và về danh tiếng nữa. Trong bối cảnh ấy cũng dễ hiểu khi các trường ngoài công lập phải xoay xở nhiều cách để tồn tại.
Và trong bối cảnh ấy, nếu trường nào không dùng tiền hoặc không có tiền để hút thí sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn?
Chắc chắn là như vậy. Tôi có người bạn trước là Hiệu trưởng một trường công, anh ấy nói để quản lí được trường ngoài công lập khó gấp nhiều lần. Trường hoạt động không khác nhiều một doanh nghiệp. Cách dùng tiền cũng là để họ được biết đến nhiều hơn.
Ưu thế sẽ thuộc về những người có nhiều tiền và mạnh dạn hơn. Tất yếu trong cuộc cạnh tranh ấy sẽ có trường phải đóng cửa.
Vậy nên vì thế nên có trường còn mạo hiểm “xé rào” để xét tặng điểm cho các thí sinh?
Chuyện này tôi chưa được biết. Nhưng nếu đúng thì tội to lắm, Bộ sẽ xử lí ngay. Tôi nghĩ các trường không dám làm đâu.
Bà nghĩ sao về việc Bộ mở rộng việc để cho thí sinh được rút, nộp hồ sơ vào nhiều trường ĐH?
Tôi nghĩ điều đó tốt thôi. Như sinh viên, học sinh mình muốn học ở trường nước ngoài, đăng ký vào cả chục trường mà chỉ cần ngồi nhà, sau đó nếu được trường chọn, họ sẽ tự lựa chọn học ở trường cảm thấy phù hợp với điều kiện của mình.
Những nghịch lý của nền giáo dục Việt Nam
Bà có thể chia sẻ về chuyện khó khăn của các trường ĐH ngoài công lập hiện nay?
Quả trải nghiệm tôi thấy khoảng thời gian 10 năm đầu với các trường cực kỳ khó khăn. Nếu Bộ đã chủ trương xã hội hóa giáo dục thì cũng cần phải giúp đỡ họ như việc tính toán điểm sàn có xét tới chỉ tiêu, nguyện vọng của các trường ngoài công lập và chuyện làm như thế nào để xã hội tin tưởng hơn vào các trường như chúng tôi.
Có những nghịch lý đang tồn tại với giáo dục Việt Nam. Thứ nhất giáo dục đang đi trước nền kinh tế chứ không song hành. Rồi việc thúng ta luôn thiếu, yếu, không đủ nhân lực nhưng khi ĐH “sản xuất ra sản phẩm” thì nền kinh tế lại không lấy.
Và nữa, như bạn thấy hiện nay tại sao các bé từ lớp 1 đã được bố mẹ cho học, hướng vào ĐH. Họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền để con đi học thêm nơi này, thầy kia mà không mấy kêu ca. Vì sao vậy? Đơn giản vì hiện nay chỉ có kỳ thi ĐH là làm nghiêm túc, làm ngặt. Để lọt qua khe cửa hẹp ấy gia đình không tiếc tiền cho con ăn học.
Nhưng khi lên ĐH, Bộ lại bỏ lỏng cho các trường. Nếu Bộ có một kỳ thi đầu ra ĐH nghiêm túc như thế, hẳn người học phải cố gắng hơn, gia đình không tiếc tiền đóng học phí cho con như hiện nay. Từ lâu, xã hội đã hình thành từ duy bao cấp. Với họ một vài triệu hay hàng chục triệu như thế nào cũng là nhiều và khó chấp nhận. Quan điểm của tôi phải vài chục triệu thì mới đảm bảo được những điều kiện đáp ứng tốt nhất cho việc dạy và học.
Chiến thắng cho người thật thà, dạy tốt
Một số trường công lập nói họ hút thí sinh vì chất lượng đào tạo tốt, nhiều thầy cô có uy tín?
Tôi có nhiều người bạn cùng làm giáo dục ở các trường công lập. Một đêm có ông gọi điện cho tôi giữa nửa đêm than thở mình sắp nghỉ rồi mà đội ngũ kế cận thì quá ít. Nghề giáo viên đã không được coi trọng. Trường công đã vậy, trường tư còn khó hơn. Nhưng xét về thực tế bây giờ chất lượng giữa trường công và tư thì cũng một 9, một 10.
Thậm chí ở nhiều trường công chuyện “đi thầy đi cô, chạy điểm” khá nhiều. Tình trạng lộn xộn ấy không khác nhiều với tình hình giao thông ngoài kia.
Vậy theo GS, ai sẽ có thể tồn tại được giữa tình trạng lộn xộn ấy?
(Trầm ngâm) Tôi nghĩ những người thật thà, trung thực sẽ vẫn tồn tại. Tất nhiên đi đôi với đó anh phải đáp ứng việc dạy tốt.
Xin cảm ơn Giáo sư!
GS Hoàng Xuân Sính trong buổi lễ kỉ niệm 100 ngày sinh của Bộ trưởng Tạ Quang Bửu (Ảnh chụp lại từ clip, Ảnh: Văn Chung) |
Phóng viên: Thưa GS, bà nghĩ sao về việc các trường ĐH ngoài công lập dùng tiền để hút thí sinh vào trường?
GS Hoàng Xuân Sính: Tôi nghĩ việc tặng học bổng, miễn học phí của các trường với sinh viên là tốt, giúp cho họ trong quá trình học tập. Chuyện tặng tiền cho người này hay người kia hút được thí sinh nộp hồ sơ vào trường mình không phải bây giờ mới có. Tôi được biết thì trước đây cũng có trường làm rồi và việc đó bình thường vì không vi phạm quy chế tuyển sinh.
Nhiều trường nhất là những ĐH ngoài công lập ở ngoại tỉnh họ cực kỳ khó khăn khi tuyển thí sinh. Thứ nhất vì xung quanh khu vực đó có nhiều trường công lập. Thêm nữa các trường này có khi cũng chỉ lấy điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ. Học sinh chắc chắn chọn một trường công để học cùng ngành bởi học phí thấp hơn và về danh tiếng nữa. Trong bối cảnh ấy cũng dễ hiểu khi các trường ngoài công lập phải xoay xở nhiều cách để tồn tại.
Và trong bối cảnh ấy, nếu trường nào không dùng tiền hoặc không có tiền để hút thí sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn?
Chắc chắn là như vậy. Tôi có người bạn trước là Hiệu trưởng một trường công, anh ấy nói để quản lí được trường ngoài công lập khó gấp nhiều lần. Trường hoạt động không khác nhiều một doanh nghiệp. Cách dùng tiền cũng là để họ được biết đến nhiều hơn.
Ưu thế sẽ thuộc về những người có nhiều tiền và mạnh dạn hơn. Tất yếu trong cuộc cạnh tranh ấy sẽ có trường phải đóng cửa.
Vậy nên vì thế nên có trường còn mạo hiểm “xé rào” để xét tặng điểm cho các thí sinh?
Chuyện này tôi chưa được biết. Nhưng nếu đúng thì tội to lắm, Bộ sẽ xử lí ngay. Tôi nghĩ các trường không dám làm đâu.
Bà nghĩ sao về việc Bộ mở rộng việc để cho thí sinh được rút, nộp hồ sơ vào nhiều trường ĐH?
Tôi nghĩ điều đó tốt thôi. Như sinh viên, học sinh mình muốn học ở trường nước ngoài, đăng ký vào cả chục trường mà chỉ cần ngồi nhà, sau đó nếu được trường chọn, họ sẽ tự lựa chọn học ở trường cảm thấy phù hợp với điều kiện của mình.
Những nghịch lý của nền giáo dục Việt Nam
Bà có thể chia sẻ về chuyện khó khăn của các trường ĐH ngoài công lập hiện nay?
Quả trải nghiệm tôi thấy khoảng thời gian 10 năm đầu với các trường cực kỳ khó khăn. Nếu Bộ đã chủ trương xã hội hóa giáo dục thì cũng cần phải giúp đỡ họ như việc tính toán điểm sàn có xét tới chỉ tiêu, nguyện vọng của các trường ngoài công lập và chuyện làm như thế nào để xã hội tin tưởng hơn vào các trường như chúng tôi.
Có những nghịch lý đang tồn tại với giáo dục Việt Nam. Thứ nhất giáo dục đang đi trước nền kinh tế chứ không song hành. Rồi việc thúng ta luôn thiếu, yếu, không đủ nhân lực nhưng khi ĐH “sản xuất ra sản phẩm” thì nền kinh tế lại không lấy.
Và nữa, như bạn thấy hiện nay tại sao các bé từ lớp 1 đã được bố mẹ cho học, hướng vào ĐH. Họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền để con đi học thêm nơi này, thầy kia mà không mấy kêu ca. Vì sao vậy? Đơn giản vì hiện nay chỉ có kỳ thi ĐH là làm nghiêm túc, làm ngặt. Để lọt qua khe cửa hẹp ấy gia đình không tiếc tiền cho con ăn học.
Nhưng khi lên ĐH, Bộ lại bỏ lỏng cho các trường. Nếu Bộ có một kỳ thi đầu ra ĐH nghiêm túc như thế, hẳn người học phải cố gắng hơn, gia đình không tiếc tiền đóng học phí cho con như hiện nay. Từ lâu, xã hội đã hình thành từ duy bao cấp. Với họ một vài triệu hay hàng chục triệu như thế nào cũng là nhiều và khó chấp nhận. Quan điểm của tôi phải vài chục triệu thì mới đảm bảo được những điều kiện đáp ứng tốt nhất cho việc dạy và học.
Chiến thắng cho người thật thà, dạy tốt
Một số trường công lập nói họ hút thí sinh vì chất lượng đào tạo tốt, nhiều thầy cô có uy tín?
Tôi có nhiều người bạn cùng làm giáo dục ở các trường công lập. Một đêm có ông gọi điện cho tôi giữa nửa đêm than thở mình sắp nghỉ rồi mà đội ngũ kế cận thì quá ít. Nghề giáo viên đã không được coi trọng. Trường công đã vậy, trường tư còn khó hơn. Nhưng xét về thực tế bây giờ chất lượng giữa trường công và tư thì cũng một 9, một 10.
Thậm chí ở nhiều trường công chuyện “đi thầy đi cô, chạy điểm” khá nhiều. Tình trạng lộn xộn ấy không khác nhiều với tình hình giao thông ngoài kia.
Vậy theo GS, ai sẽ có thể tồn tại được giữa tình trạng lộn xộn ấy?
(Trầm ngâm) Tôi nghĩ những người thật thà, trung thực sẽ vẫn tồn tại. Tất nhiên đi đôi với đó anh phải đáp ứng việc dạy tốt.
Xin cảm ơn Giáo sư!
- Văn Chung
'Tặng tiền cho thí sinh chỉ là mẹo vặt'
Trong bối cảnh điểm thi ĐH-CĐ thấp, nhiều trường, nhiều ngành nghề
ngoài công lập đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, các trường liên tục có
những chiêu hút thí sinh bằng tiền, quà “khủng”.
Trường quốc tế xin tiêu chuẩn của vùng khó
Ngoài các giải pháp học bổng lớn, tiền khủng, các trường còn không
ngần ngại tặng điểm, và phổ biến nhất là bám vào chiếc phao "điều 33". Có trường ĐH mang tên quốc tế đề nghị được vận
dụng tiêu chuẩn chỉ dành cho "vùng sâu, vùng xa" này.
|