Thời gian này, tôi thấy nhiều chị em thi nhau mua măng cụt xanh đã gọt vỏ về làm gỏi cùng thịt gà, trông rất ngon mắt trong khi giá rất đắt. Măng cụt có giá trị dinh dưỡng như thế nào? Ai không nên ăn măng cụt? (Hoài Lâm, TP.HCM)

Bác sĩ Đoàn Hồng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tư vấn: 

Măng cụt là loại quả có hình tròn, khi còn non màu xanh nhạt, sau đó dần chuyển sang sắc tím nhạt, tím đỏ như màu rượu vang.  

Mỗi quả chứa 5-8 múi trắng hình như múi tỏi, vị chua ngọt, ở giữa thịt quả có hạt to màu nâu. Loại quả này được mệnh danh là "nữ hoàng trái cây", nhiều người ưa chuộng.

Măng cụt thường được dùng riêng nhưng có thể dùng để trộn với salad trái cây, sữa chua hoặc các món ăn khác. Gần đây, đúng là có nhiều người sử dụng măng cụt xanh để làm gỏi, vị lạ, giòn, có thể dùng như món khai vị hoặc món ăn chính.

Gỏi gà măng cụt xanh gần đây được nhiều người tìm mua để thưởng thức.

Vị đắng của vỏ quả măng cụt từ chất Mangostin, ngoài ra vỏ có chứa tanin, nhựa, xanthones. Thịt quả măng cụt chứa nhiều năng lượng, cacbonhydrat, chất xơ, chất béo, chất đạm, mangan, đồng, magie, Vitamin nhóm B, C cùng nhiều loại khoáng tố khác... Lá măng cụt chứa xanthones, Tri - hydroxy methoxy.

Thịt quả măng cụt chín đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu hiện đại, trong thịt quả măng cụt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Cải thiện hệ miễn dịch; hỗ trợ giảm cân, giữ dáng; làm đẹp da; ổn định lượng đường trong máu; ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch; kích thích tiêu hóa, chống táo bón; giảm dị ứng; chống ung thư.

Trong vỏ quả măng cụt chứa nhiều hoạt chất xanthones. Chất này giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch, kiểm soát lượng đường trong máu, giúp cơ thể chống lại tác hại của cholesterol xấu. Với hệ tiêu hóa, xanthones có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Vỏ măng cụt cũng giúp cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ, giải độc, duy trì làn da khỏe mạnh,...

Lưu ý khi sử dụng măng cụt

Dường như măng cụt xanh có nhựa nhiều hơn, vì thế khi chế biến phải cẩn thận bằng cách ngâm nước, có thể gây dị ứng cho một số người nhạy cảm. Về dinh dưỡng, măng cụt chín sẽ tốt hơn và nhiều hơn.

- Không nên ăn quả măng cụt hoặc sử dụng dược liệu liên tục trong thời gian dài. 

- Bệnh nhân đang chuẩn bị làm phẫu thuật không nên dùng măng cụt trong khoảng thời gian trước đó 2 tuần. Chất xanthones trong dược liệu có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, làm vết mổ bị chảy máu nhiều.

- Măng cụt có tính mát nên tránh ăn cùng lúc với các loại thực phẩm có đặc tính tương tự như dưa hấu, măng tây, dừa, dưa leo hay đậu tương.

- Không nên dùng măng cụt cùng nước uống có ga, sẽ làm hại đường tiêu hóa. Măng cụt có vị chua, có chứa hàm lượng axit lactic cao, nên dùng sau bữa ăn, không nên ăn khi đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày.  

- Ngoài vị chua, măng cụt có hàm lượng chất xơ cao, vì thế không nên thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày, cũng không nên ăn quá nhiều. Người bị bệnh về tiêu hóa cần cẩn trọng, không nên ăn quá 300g/ngày.

- Đảm bảo dược liệu được sử dụng không bị nhiễm thuốc trừ sâu và chất hóa học độc hại. Sử dụng vỏ măng cụt sạch, biết rõ nguồn gốc xuất xứ để làm thuốc nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Sử dụng dụng cụ bằng gỗ hoặc nồi đất để chế biến thuốc. Tránh dùng đồ kim loại.

- Bệnh nhân bị dị ứng với một trong các thành phần của măng cụt thì không nên dùng dưới mọi hình thức.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?