- Mời bạn đọc tham khảo gợi ý đáp án môn Lịch sử do Trung tâm Hocmai.vn thực hiện. Đáp án chính thức của Bộ GD-ĐT sẽ được cập nhật khi đợt thi kết thúc.
Câu 1. (2,0 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cơ cấu giai cấp trong xã hội VN hình thành đầy đủ
với 5 giai cấp cơ bản:
Giai cấp địa chủ phong kiến: Là chỗ dựa vững chắc của Pháp, được Pháp dung dưỡng. Sau
chiến tranh, giai cấp này được tăng lên về số lượng và thế lực; có sự phân hóa, xuất
hiện một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước và tham gia cách mạng khi
có điều kiện.
Giai cấp nông dân: Là nạn nhân chủ yếu của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của
Pháp ở Đông Dương; chiếm số đông chiếm hơn 90% dân số cả nước, bị áp bức, bóc lột
nặng nề nên họ rât yêu nước và là bạn đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân.
Giai cấp công nhân: Sau chiến tranh, giai cấp công nhân đã trưởng thành về số lượng
và chất lượng; có đầy đủ những phẩm chất của công nhân quốc tế và cũng có đặc điểm
riêng và có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Giai cấp tư sản: Giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu, bị nhiều tầng chèn ép của đế quốc,
phong kiến và tư sản mại bản, có mâu thuẫn với đế quốc phong kiến song vì thế lực nhỏ
yếu nên tinh thần đấu tranh không triệt để, dễ thỏa hiệp. Giai cấp tư sản có sự phân
hóa: một bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
Giai cấp tiểu tư sản: bao gồm nhiều tầng lớp : học sinh, sinh viên, công chức , trí
thức…có cuộc sống bấp bênh, khinh rẻ; sớm tiếp thu những luồng tư tưởng mới, nhạy cảm
về chính trị, yêu nước và hăng hái cách mạng, nhưng lại bấp bênh, dễ dao động, bồng
bột.
Câu 2.
1. Âm mưu và kế hoạch của Pháp – Mĩ khi bước vào Đông Xuân 10953 – 1954 là:
- Cử tướng Na-va sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Na-va đã
phác thảo ra một kế hoạch chiến lược mang tên mình với hi vọng trong vòng 18 tháng có
thể giành lấy thắng lợi quyết định, và “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
- Kế hoạch Na-va gồm 2 bước như sau:
+ Bước 1: Từ thu đông năm 1953 đến xuân 1954: Giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến
trường miền Bắc, tấn công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành
lấy nguồn nhân lực, vật lực; xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng
ngụy quân tập trung, binh lực xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
+ Bước 2: Từ thu đông năm 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện
tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta phải đàm phán với
những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.
- Biện pháp:
+Tăng thêm 12 tiểu đoàn bộ binh được rút từ Pháp, Bắc Phi và Triều Tiên để tăng cường
lực lượng cơ động chiến lược ở chiến trường Đông Dương lên tới 84 tiểu đoàn.
+ Chuyển quân từ các chiến trường khác về Đồng bằng Bắc bộ lên tới 44 tiểu đoàn cơ
động.
+ Càn quét, bình định bắt lính rồi thả thổ phỉ vào vùng tự do của ta.
2. Chủ trương của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng
Trước tình hình trên cũng như căn cứ vào việc đánh giá đúng đắn so sánh lực lượng của
ta qua các chiến dịch từ năm 1950 – 1953, tháng 9 năm 1953: Hội nghị Bộ chính trị
Trung ương Đảng đã họp và đề ra chủ trương kế hoạch tác chiến của ta trong Đông Xuân
1953 – 1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tấn công vào những hướng quan
trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh
lực địch, giải phóng đất đai đồng thời buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với
ta trên những vị trí xung yếu mà chúng không thể bỏ. Do phân tán binh lực mà tạo ra
cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm những bộ phận sinh lực của
chúng”.
Bộ chính trị cũng lựa chọn phương hướng chiến lược là: quyết tâm giữ vững quyền chủ
động đánh địch đồng thời phối hợp hoạt động trên phạm vi cả nước và Đông Dương. Tránh
chỗ mạnh, đánh chỗ yếu nhằm điều khiển địch buộc địch phải bị động phân tán lực lượng
và đánh theo cách đánh của ta. Đường lối này thể hiện tính chủ động sáng tạo của ta
trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954.
Câu 3 (3,0 điểm)
1. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở
miền Nam Việt Nam là:
a. Âm mưu
- Để cứu vãn thất bại của chiến lược “Chiến tranh một phía”, năm 1951, Mĩ để ra chiến
lược Chiến tranh đặc biệt với âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt” nhằm chống lại
các lực lượng cách mạng và nhân dân.
- Nhanh chóng biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
b. Thủ đoạn
- Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm, tăng nhanh lực lượng
quân đội Sài Gòn. Viện trợ quân sự của Mĩ tăng gấp đôi.
- Dồn dân, lập “ấp chiến lược”; sử dụng phổ biến các chiến thuật “trực thăng vận”,
“thiết xa vận”.
- Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ (MACV) ỏ Sài Gòn thay cho Đoàn cố vấn viện trợ quân
sự Mĩ (MAAG) để trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
- Liên tiếp mở các cuộc hành quân, càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng
- Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn
chặn chi viện từ miền bắc cho miền Nam.
2. Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân và dân miền Nam
- Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đã đánh bại nhiều cuộc càn quét lớn của
địch vào chiến khu D – U Minh – Tây Ninh.
- Tháng 1 – 1963, quân dân miền Nam đã giành chiến thắng vang dội ở Ấp Bắc – Mĩ Tho.
Chiến thắng này đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về chiến thuật và thế đi xuống của
chúng và đã chứng minh quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược
Chiến tranh đặc biệt của Mĩ – Ngụy, và dấy lên phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc
lập công trên toàn miền Nam.
- Cuối năm 1964, ta đã giành chiến thắng lớn ở Bình Giã (Bà Rịa), loại khỏi vòng
chiến đấu 1700 tên địch, bắt gần 300 tên và thu nhiều phương tiện chiến tranh. Tiếp
theo Bình Giã là chiến thắng An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên
Hòa). Chiến tranh đặc biệt đứng trước nguy cơ tan rã.
II. PHẦN RIÊNG
Câu 4a.
1. Bản chất của toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là xu thế diễn ra trên toàn thế giới sau
khi kết thúc Chiến tranh lạnh, với bản chất là “sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên
hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc
gia, các dân tộc trên thế giới”.
2. Biểu hiện
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế: nền kinh tế của các nước
có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc nhau, tính quốc tế của nền kinh tế thế giới tăng.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ti thành những tập đoàn lớn nhất là các công
ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và
ngoài nước.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu
vự. Các tổ chức này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn
đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
3. Vì sao…
- Với những nước đang phát triển thì có vừa tạo thời cơ: thúc đẩy rất mạnh, nhanh của
việc phát triển và xá hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại tăng trưởng cao, góp phần
chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách để nâng cao sức cạnh tranh và
hiệu quả nền kinh tế.
- Thách thức: trầm trọng thêm những bất công trong xã hội; phân hóa giàu nghèo giữa
từng nước và giữa các nước; làm cho mọi hoạt động và đời sống của con người kém an
toàn hơn; tạo nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa, xâm phạm độc lập tự chủ.
Câu 4b.
1. Những sự kiện chính trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong
quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe
- 12/3/1947: Sự ra đời học thuyết Truman. Đây được xem là sự kiện khởi đầu cho việc
xác lập cục diện hai cực.
- 6/1947: Mĩ để ra kế hoạch Mác-san của Mĩ nhằm tập hợp các nước phương Tây vào liển
minh quân sự chống Liên Xô thông qua chính sách viện trợ.
- 4/4/1949: Thành lập khối quan sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự
lớn nhất của các nước tư bản phương Tay nhằmc chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
- 1/1949: Liên Xô và các nước Đông Âu cũng thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế nhằm
thực hiện sự hợp tác lẫn nhau giữa các nước XHCN.
- 5/1955: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava – 1 liên
minh chính trị - quân sự mang tính phòng thủ của ácc nước XHCN châu Âu.
2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cục diện hai cực: Sự đối lập về mục tiêu và
chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô và Mĩ.
Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH,
đẩy mạnh PTCMTG.
Mĩ: Muốn vươn lên bá chủ thế giới, đẩy lùi PTCMTG, lo ngại sức lan tỏa của CNXH trên
toàn thế giới.
(Nguồn: Hocmai.vn)