Nhiều hành động của Google khiến người ta nghi ngờ liệu câu thần chú “Don’t be evil” (tạm dịch “Không làm điều xấu”) có còn tồn tại bên trong Google.
Google luôn giơ cao khẩu hiệu “Don’t be evil” và giới thiệu đó là triết lý kinh doanh và phương châm hoạt động của hãng. Tuy nhiên, gã khổng lồ cũng nổi tiếng về các vụ thâu tóm, kiện tụng và bị không ít kẻ thù ghét.
Không ăn được thì đạp đổ hay quái vật sao chép
Từ lâu, Google đã thể hiện khát vọng “bành trướng” sang các lĩnh vực khác ngoài mảng tìm kiếm vốn đã rất hùng mạnh. Kế hoạch mở rộng của Google thể hiện rõ qua việc liên tục muốn “thâu tóm” các công ty công nghệ khác. Tuy nhiên, có những thông tin cũng như bằng chứng cho rằng sau một số vụ “thương lượng” không thành công, Google đã có những hành động gây khó khăn, thậm chí là chèn ép những kẻ dám không chịu quy phục kia.
Google đã từng muốn mua lại Skyhook Wireless – công ty chuyên cung cấp phần mềm và cơ sở dữ liệu xác định vị trí thông qua tín hiệu Wi-Fi xung quanh. Sau khi Skyhook từ chối Google, công việc kinh doanh của công ty này gặp không ít khó khăn. Tháng 9/ 2010, Skyhook đã nộp đơn kiện Google gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của hãng và vì vi phạm bằng sáng chế. Google bị cáo buộc đã lợi dụng mối quan hệ với các nhà sản xuất điện thoại di động trong đó có Motorola để chặn phần mềm định vị của Skyhook chạy trên thiết bị, làm gián đoạn hợp đồng giữa Skyhook và Motorola, gây thiệt hại cho Skyhook hàng triệu đô la.
Skyhook không phải vụ thương lượng thất bại duy nhất của Google. Năm 2011, Groupon cũng từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 6 tỷ USD của Google. Lý do Google muốn mua lại Groupon là do hãng đang “mê mẩn” và có tham vọng chinh phục thị trường groupbuy (mua chung). Sau khi bị từ chối, Google đã không ngần ngại tung ra dịch vụ được coi là “nhái” Groupon: Google Offers là một sản phẩm mới giúp các nhóm khách hàng tìm ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn thông qua email hàng ngày. Sau khi xây dựng Google Offers, không ngừng lại ở đó, Google còn mua lại The Dealmap – dịch vụ cung cấp phiếu giảm giá theo địa điểm đã có 2 triệu người dùng ở thời điểm đó, quyết “diệt” Groupon đến cùng.
Đừng chống lại Google
Không chỉ ra dịch vụ “nhái”, Google còn tận dụng thế mạnh của gã khổng lồ tìm kiếm để ép người khác khuất phục. Điển hình là vụ việc với Yelp. Yelp là một công ty chuyên đánh giá các địa điểm du lịch. Tìm kiếm về một địa điểm trên Yelp, bạn sẽ thấy kết quả đầu tiên là thông tin, hình ảnh; phía dưới là nhận xét, đánh giá xếp hạng và lời khuyên hữu ích về mỗi địa điểm đó. Google đã “lồng ghép” phần đánh giá của Yelp vào kết quả tìm kiếm của dịch vụ tìm kiếm địa điểm Google Places. Khi Yelp lên tiếng phản đổi Google ăn cắp đánh giá của mình, Google đã thản nhiên trả lời: “Nếu Yelp không đồng ý thì có thể rút ra khỏi kết quả tìm kiếm của Google”. Câu trả lời đó chẳng khác gì một lời thách đố. Ai cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu một website rút ra khỏi trang tìm kiếm, đặc biệt là trang tìm kiếm có lượng người dùng lớn nhất thế giới. Sau một năm trời phản đối, Yelp đã phải quay lại với Google khi lượt người xem giảm xuống rõ ràng.
Kiện cũng không sợ
Những vụ kiện nhằm vào các hãng công nghệ lớn không còn là chuyện lạ ở thung lũng Silicon. Google lại là một trong những hãng lận đận trong kiện tụng, từ các vụ đình đám cho tới những vụ nho nhỏ xuất phát từ người dùng cá nhân. Tuy nhiên, ít có hãng công nghệ nào lại được nhắc với thái độ bất chấp như Google trong vụ kiện của Oracle.
Oracle sở hữu công nghệ Java của Sun Microsystems sau khi mua lại công ty này vào đầu năm 2010. Java là môi trường phần mềm cho phép các ứng dụng viết bằng Java để chạy trên gần như bất kỳ máy tính nào, miễn là nó có cài đặt một máy ảo Java. Tháng 08/2010, Oracle đã đệ đơn kiện Google lên Toà án Quận ở San Francisco (Mỹ), cáo buộc Google đã cố ý, trực tiếp và liên tục vi phạm sở hữu trí tuệ liên quan đến Java của Oracle khi phát triển Android. Một số bằng chứng cho thấy Google có thể đã cố tình vi phạm bản quyền này. Chứng cứ nổi bật nhất là một đoạn nói về Sun trong email tháng 10/2005 được viết bởi Andy Rubin (Phó chủ tịch phụ trách mảng điện thoại của Google). Theo đó, Sun là công ty giữ bằng sáng chế Java trước khi được mua lại bởi Oracle. Cụ thể trong đó có đoạn: "Nếu Sun không muốn làm việc với chúng ta, chúng ta có 2 lựa chọn:
1. Dừng công việc và chuyển sang sử dụng ngôn ngữ MSFT CLR VM và C#. hoặc
2. Vẫn cứ sử dụng Java và bảo vệ đến cùng quyết định của mình - kể cả khi điều đó mang đến kẻ thù".
Việc Runbin nói đến từ “kẻ thù”, cho thấy Google biết rõ hãng cần có bản quyền Java nhưng vẫn vi phạm.
Cho tới quảng cáo thuốc lậu
Để thuyết minh cho khẩu hiệu “Don’t be evil” của mình, Google còn nêu cao triết lý trong hoạt động quảng cáo: Chỉ hiện quảng cáo hợp lý, không dùng pop-up (cửa sổ quảng cáo tự động hiện lên khi người dùng truy cập một trang web) hay các hình thức tương tự để quảng cáo, không bán kết quả tìm kiếm. Nói tóm lại, Google nói rằng hãng sẽ không vì một chút lợi nhuận mà đi ngược lại với quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vụ việc mới đây khiến người ta không khỏi nghi ngờ.
Sự việc được phơi bày từ hai đơn kiện của cổ đông đại diện công ty và một số nhà đầu tư tố cáo các nhà lãnh đạo Google như Larry Page, Eric Schmidt và nhà đồng sáng lập Sergey Brin đã tiếp tay quảng cáo thuốc lậu. Từ lâu, Mỹ đã cấm nhập khẩu thuốc từ Canada, chính vì thế việc quảng cáo dược phẩm của các nhà thuốc Canada cho khách hàng Mỹ là hành động phạm pháp. Hành vi sai phạm diễn ra trong thời gian khá dài (từ năm 2003 tới năm 2009). Các khiếu nại dựa vào thông cáo báo chí của Sở Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), lưu ý rằng, theo các nhà điều tra liên bang, từ năm 2003, Google đã biết rằng việc bán thuốc từ Canada vào Mỹ là trái phép, nhưng chỉ tới năm 2009, khi DOJ bắt đầu điều tra và một số chuyên gia đưa ra cảnh báo, Google mới cấm quảng cáo đối với các nhà thuốc Canada.
Mặc dù vướng vào nhiều vụ kiện tụng, bị nghi chỉ trích chèn ép đối thủ và cạnh tranh thiếu lành mạnh, Google vẫn có nhiều dịch vụ được người dùng lựa chọn. Lý do có lẽ vì bất chấp cách thức hoạt động ra sao, kết quả cuối cùng là Google vẫn đem lại nhiều tiện ích và làm hài lòng người dùng.
(Theo ICTnews)
Quảng cáo dược bất hợp pháp, Google mất nửa tỉ USD
Google Street View lại "chộp" được cảnh khỏa thân
Google+ đang giảm người dùng nhanh chóng mặt
Google Street View lại "chộp" được cảnh khỏa thân
Google+ đang giảm người dùng nhanh chóng mặt
Một bức biếm họa giễu khẩu hiệu “Don’t be evil” của Google. |
Google luôn giơ cao khẩu hiệu “Don’t be evil” và giới thiệu đó là triết lý kinh doanh và phương châm hoạt động của hãng. Tuy nhiên, gã khổng lồ cũng nổi tiếng về các vụ thâu tóm, kiện tụng và bị không ít kẻ thù ghét.
Không ăn được thì đạp đổ hay quái vật sao chép
Từ lâu, Google đã thể hiện khát vọng “bành trướng” sang các lĩnh vực khác ngoài mảng tìm kiếm vốn đã rất hùng mạnh. Kế hoạch mở rộng của Google thể hiện rõ qua việc liên tục muốn “thâu tóm” các công ty công nghệ khác. Tuy nhiên, có những thông tin cũng như bằng chứng cho rằng sau một số vụ “thương lượng” không thành công, Google đã có những hành động gây khó khăn, thậm chí là chèn ép những kẻ dám không chịu quy phục kia.
Google đã từng muốn mua lại Skyhook Wireless – công ty chuyên cung cấp phần mềm và cơ sở dữ liệu xác định vị trí thông qua tín hiệu Wi-Fi xung quanh. Sau khi Skyhook từ chối Google, công việc kinh doanh của công ty này gặp không ít khó khăn. Tháng 9/ 2010, Skyhook đã nộp đơn kiện Google gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của hãng và vì vi phạm bằng sáng chế. Google bị cáo buộc đã lợi dụng mối quan hệ với các nhà sản xuất điện thoại di động trong đó có Motorola để chặn phần mềm định vị của Skyhook chạy trên thiết bị, làm gián đoạn hợp đồng giữa Skyhook và Motorola, gây thiệt hại cho Skyhook hàng triệu đô la.
Skyhook không phải vụ thương lượng thất bại duy nhất của Google. Năm 2011, Groupon cũng từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 6 tỷ USD của Google. Lý do Google muốn mua lại Groupon là do hãng đang “mê mẩn” và có tham vọng chinh phục thị trường groupbuy (mua chung). Sau khi bị từ chối, Google đã không ngần ngại tung ra dịch vụ được coi là “nhái” Groupon: Google Offers là một sản phẩm mới giúp các nhóm khách hàng tìm ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn thông qua email hàng ngày. Sau khi xây dựng Google Offers, không ngừng lại ở đó, Google còn mua lại The Dealmap – dịch vụ cung cấp phiếu giảm giá theo địa điểm đã có 2 triệu người dùng ở thời điểm đó, quyết “diệt” Groupon đến cùng.
Đừng chống lại Google
Không chỉ ra dịch vụ “nhái”, Google còn tận dụng thế mạnh của gã khổng lồ tìm kiếm để ép người khác khuất phục. Điển hình là vụ việc với Yelp. Yelp là một công ty chuyên đánh giá các địa điểm du lịch. Tìm kiếm về một địa điểm trên Yelp, bạn sẽ thấy kết quả đầu tiên là thông tin, hình ảnh; phía dưới là nhận xét, đánh giá xếp hạng và lời khuyên hữu ích về mỗi địa điểm đó. Google đã “lồng ghép” phần đánh giá của Yelp vào kết quả tìm kiếm của dịch vụ tìm kiếm địa điểm Google Places. Khi Yelp lên tiếng phản đổi Google ăn cắp đánh giá của mình, Google đã thản nhiên trả lời: “Nếu Yelp không đồng ý thì có thể rút ra khỏi kết quả tìm kiếm của Google”. Câu trả lời đó chẳng khác gì một lời thách đố. Ai cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu một website rút ra khỏi trang tìm kiếm, đặc biệt là trang tìm kiếm có lượng người dùng lớn nhất thế giới. Sau một năm trời phản đối, Yelp đã phải quay lại với Google khi lượt người xem giảm xuống rõ ràng.
Kiện cũng không sợ
Những vụ kiện nhằm vào các hãng công nghệ lớn không còn là chuyện lạ ở thung lũng Silicon. Google lại là một trong những hãng lận đận trong kiện tụng, từ các vụ đình đám cho tới những vụ nho nhỏ xuất phát từ người dùng cá nhân. Tuy nhiên, ít có hãng công nghệ nào lại được nhắc với thái độ bất chấp như Google trong vụ kiện của Oracle.
Oracle sở hữu công nghệ Java của Sun Microsystems sau khi mua lại công ty này vào đầu năm 2010. Java là môi trường phần mềm cho phép các ứng dụng viết bằng Java để chạy trên gần như bất kỳ máy tính nào, miễn là nó có cài đặt một máy ảo Java. Tháng 08/2010, Oracle đã đệ đơn kiện Google lên Toà án Quận ở San Francisco (Mỹ), cáo buộc Google đã cố ý, trực tiếp và liên tục vi phạm sở hữu trí tuệ liên quan đến Java của Oracle khi phát triển Android. Một số bằng chứng cho thấy Google có thể đã cố tình vi phạm bản quyền này. Chứng cứ nổi bật nhất là một đoạn nói về Sun trong email tháng 10/2005 được viết bởi Andy Rubin (Phó chủ tịch phụ trách mảng điện thoại của Google). Theo đó, Sun là công ty giữ bằng sáng chế Java trước khi được mua lại bởi Oracle. Cụ thể trong đó có đoạn: "Nếu Sun không muốn làm việc với chúng ta, chúng ta có 2 lựa chọn:
1. Dừng công việc và chuyển sang sử dụng ngôn ngữ MSFT CLR VM và C#. hoặc
2. Vẫn cứ sử dụng Java và bảo vệ đến cùng quyết định của mình - kể cả khi điều đó mang đến kẻ thù".
Việc Runbin nói đến từ “kẻ thù”, cho thấy Google biết rõ hãng cần có bản quyền Java nhưng vẫn vi phạm.
Cho tới quảng cáo thuốc lậu
Để thuyết minh cho khẩu hiệu “Don’t be evil” của mình, Google còn nêu cao triết lý trong hoạt động quảng cáo: Chỉ hiện quảng cáo hợp lý, không dùng pop-up (cửa sổ quảng cáo tự động hiện lên khi người dùng truy cập một trang web) hay các hình thức tương tự để quảng cáo, không bán kết quả tìm kiếm. Nói tóm lại, Google nói rằng hãng sẽ không vì một chút lợi nhuận mà đi ngược lại với quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vụ việc mới đây khiến người ta không khỏi nghi ngờ.
Sự việc được phơi bày từ hai đơn kiện của cổ đông đại diện công ty và một số nhà đầu tư tố cáo các nhà lãnh đạo Google như Larry Page, Eric Schmidt và nhà đồng sáng lập Sergey Brin đã tiếp tay quảng cáo thuốc lậu. Từ lâu, Mỹ đã cấm nhập khẩu thuốc từ Canada, chính vì thế việc quảng cáo dược phẩm của các nhà thuốc Canada cho khách hàng Mỹ là hành động phạm pháp. Hành vi sai phạm diễn ra trong thời gian khá dài (từ năm 2003 tới năm 2009). Các khiếu nại dựa vào thông cáo báo chí của Sở Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), lưu ý rằng, theo các nhà điều tra liên bang, từ năm 2003, Google đã biết rằng việc bán thuốc từ Canada vào Mỹ là trái phép, nhưng chỉ tới năm 2009, khi DOJ bắt đầu điều tra và một số chuyên gia đưa ra cảnh báo, Google mới cấm quảng cáo đối với các nhà thuốc Canada.
Mặc dù vướng vào nhiều vụ kiện tụng, bị nghi chỉ trích chèn ép đối thủ và cạnh tranh thiếu lành mạnh, Google vẫn có nhiều dịch vụ được người dùng lựa chọn. Lý do có lẽ vì bất chấp cách thức hoạt động ra sao, kết quả cuối cùng là Google vẫn đem lại nhiều tiện ích và làm hài lòng người dùng.
(Theo ICTnews)