c74e0dce-ff3d-11e8-93b7-146c6b325962_1280x720_104143.jpg

(Nguồn: Internet)

Google đã từng thử nghiệm dịch vụ tương tự ở Ấn Độ, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ của các công ty công nghệ nhằm thúc đẩy lợi ích xã hội của các công nghệ AI mới. Trong sự kiện ra mắt tại Bangkok mới đây, Ken Walker, Phó Chủ tịch Vấn đề toàn cầu của Google cho biết: “Chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc sử dụng AI cho những mục tiêu tốt nhất”. Các ích lợi xã hội khác của dự án AI do Google triển khai cũng được nêu ra, như ngăn chặn đánh bắt thủy sản trái phép tại Indonesia.

Chương trình tiểu đường của Google được thực hiện phối hợp cùng một đơn vị công lập, Bệnh viện Rajavithi, sau một nghiên cứu chung cho thấy công nghệ AI có độ chính xác lên tới 95% khi phát hiện bệnh, so sánh với tỷ lệ thành công chỉ 74% của các bác sĩ nhãn khoa. Dịch vụ AI sẽ phân tích kết quả chiếu chụp mắt của bệnh nhân nhằm phát hiện ra nguy cơ mất thị lực và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Thái Lan nằm trong top các quốc gia sản xuất và tiêu thụ đường nhiều nhất trên thế giới. Chính phủ Thái đang nỗ lực với các chiến dịch kêu gọi người dân phòng tránh bệnh tiểu đường và đưa kết quả chiếu chụp võng mạc tiểu đường vào danh sách các chỉ số sức khỏe quốc gia từ năm 2015. Hiện tại ở quốc gia này chỉ có khoảng 1.400 bác sĩ nhãn khoa cho hơn 5 triệu bệnh nhân tiểu đường, tất cả đều có nguy cơ mất thị lực dẫn đến mù lòa. Mục tiêu của chương trình phối hợp giữa Google và chính phủ Thái Lan có thể nâng tỷ lệ chiếu chụp võng mạc trên cả nước đạt mục tiêu đề ra 60%.

Vào tháng 10/2018, Google tuyên bố sẽ dành 25 triệu USD trên toàn cầu trong năm 2019 cho các hoạt động nhân đạo và môi trường sử dụng AI.