- GS Đàm Thanh Sơn đón tin vui nhận Giải thưởng và Huy chương Dirac cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước ngay tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) ngày 9/8, khi đang tham dự hội nghị khoa học quốc tế "Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ", cũng đúng dịp kỷ niệm 25 năm "Gặp gỡ Việt Nam".

Tại đây, GS. Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam và các nhà khoa học đã chúc mừng thành công của GS. Đàm Thanh Sơn. 

{keywords}
Hội Gặp gỡ Việt Nam chúc mừng GS Đàm Thanh Sơn vào ngày 9/8

GS Trần Thanh Vân - cho rằng: Dirac là một trong những huy chương có giá trị rất cao trong thế giới vật lý, nhất là vật lý lý thuyết. Vì thế, đây không chỉ là niềm vinh dự cho riêng GS Đàm Thanh Sơn mà là vinh dự cho cả giới khoa học và đất nước Việt Nam.

Còn TS Lê Đức Ninh, Viện nghiên cứu Khoa học và Giáo dục liên ngành, cho hay: “Lĩnh vực Vật lý rất khó ở chỗ công trình nghiên cứu hay phát minh đó phải được thực tế chứng minh thì mới được trao giải. Là một người trẻ, tôi học được ở anh Sơn sự đam mê khoa học và kiên trì với con đường của mình”.

{keywords}

GS. Đàm Thanh Sơn tham dự Hội nghị khoa học quốc tế: Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ - kỷ niệm 25 Gặp gỡ Việt Nam diễn ra từ ngày 6-11/8, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (TP Quy Nhơn)

Trước đó, giao lưu với các học sinh đoạt các giải thưởng Olympic quốc tế vào sáng 8/8, GS Ðàm Thanh Sơn tâm sự: “Các bạn trẻ đã dấn thân vào khoa học thì phải xác định con đường có rất nhiều khó khăn. Nên đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn đó bằng cách hỏi đồng nghiệp, hỏi thầy giáo của mình. Trong khoa học, giao tiếp, cộng tác với những người đồng nghiệp rất quan trọng”.

GS. Đàm Thanh Sơn là cựu học sinh khối chuyên Toán - Tin, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ông từng đoạt huy chương vàng tại Olympic Toán quốc tế 1984 tổ chức ở Praha (Cộng hòa Séc) với số điểm tuyệt đối 42/42 khi mới 15 tuổi, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường ĐH Tổng hợp Moskva (Liên Xô) năm 25 tuổi.

 

Huy chương Dirac của ICTP được trao tặng lần đầu tiên vào năm 1985, lấy theo tên của P.A.M. Dirac - một trong những nhà vật lý học vĩ đại nhất thế kỷ 20. Huy chương được trao tặng thường niên vào ngày sinh nhật của Dirac là 8.8 cho các nhà khoa học có những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực vật lý lý thuyết. Lịch sử Huy chương Dirac từng trao cho 74 nhà khoa học nam và duy nhất 1 nhà khoa học nữ, lần đầu tiên trao giải này là năm 1985; một ủy ban quốc tế của các nhà khoa học xét duyệt hồ sơ và chọn ra những người chiến thắng từ một danh sách các nhà khoa học được đề cử có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực vật lý lý thuyết.

Ánh Nguyên

GS Đàm Thanh Sơn được trao Huy chương Vật lý Dirac

GS Đàm Thanh Sơn được trao Huy chương Vật lý Dirac

Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế vừa trao Giải thưởng và Huy chương Dirac 2018 cho 3 nhà vật lý học nổi tiếng, trong đó có GS Đàm Thanh Sơn của ĐH Chicago.

GS Đàm Thanh Sơn: Tài 'đánh hơi' và không hời hợt

GS Đàm Thanh Sơn: Tài 'đánh hơi' và không hời hợt

Sau tin vui GS Đàm Thanh Sơn được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học Mỹ, người thân của ông đã có chia sẻ thú vị với VietNamNet về "cậu cháu" nổi tiếng.

GS Đàm Thanh Sơn được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học Mỹ

GS Đàm Thanh Sơn được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học Mỹ

Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ vừa bầu ra 84 thành viên mới, trong đó có giáo sư Đàm Thanh Sơn, đại học Chicago. 

Đàm Thanh Sơn - nhà vật lý chim trời

Đàm Thanh Sơn - nhà vật lý chim trời

GS-TSKH Phạm Xuân Yêm, Đại học Paris 6, coi công trình của Đàm Thanh Sơn và cộng sự là “kỳ diệu”. GS-TSKH Nguyễn Văn Liễn, Viện Vật lý Việt Nam, cho rằng công trình ấy xứng đáng được tặng Giải Nobel vật lý.