Trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ, tỉnh Hà Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc và xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Theo đó, Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 25 về lãnh đạo triển khai chương trình, nêu rõ mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng dân tộc thiểu số bình quân đạt 8%/năm trở lên. Phấn đấu giảm 29 xã/127 xã thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm trở lên.

W-anhcho.png
Hàng hoá bày bán tại chợ phiên Đồng Văn

Bên cạnh đó, xác định kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, thời gian qua Hà Giang đã tập trung chỉ đạo, lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn hoàn thiện và đồng bộ. Đến nay 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã; 90% thôn, tổ dân phố vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng; toàn tỉnh đã có 170 chợ, trong đó có 20 chợ thành thị, 143 chợ nông thôn, 7 chợ gia súc; hệ thống điện lưới cũng đã được kéo về tận thôn, bản... nhờ đó hệ thống cơ sở hạ tầng ở những vùng khó cũng đã được nâng cao.

Được biết, năm 2022, số lượng công trình cơ sở hạ tầng được duy tu bảo dưỡng thông qua triển khai đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 09 công trình chợ (đã hoàn thành 05/09 công trình) với tổng kinh phí đầu tư thực hiện là 12.940,347 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển, hiện đã giải ngân được 7.752,736 triệu đồng.

Năm 2023, toàn tỉnh Hà Giang đang triển khai đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 08 công trình chợ với tổng kinh phí đầu tư thực hiện là: 27.424,363 triệu đồng đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển.

Vân Anh và nhóm PV, BTV