- Hơn 4 năm sau khi Luật Công chứng có hiệu lực, hơn 3 năm kể từ khi có văn phòng công chứng (VPCC - công chứng tư) đầu tiên, Hội công chứng Hà Nội sẽ ra mắt ngày mai (22/10).
>> Lập Hiệp hội công chứng: Có cầu nhưng chưa thấy cung
Theo quyết định của UBND TP, Hội Công chứng Hà Nội tập hợp 183 công chứng viên (CCV) đang hành nghề tại 67 tổ chức trong thành phố - 9 phòng công chứng (nhà nước) và 58 VPCC. Thời gian tới, số lượng CCV hành nghề tại Hà Nội dự kiến sẽ vượt quá con số 200.
Có trụ sở tại Phòng công chứng số 1, số 310 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hội công chứng Hà Nội hoạt động trên cơ sở tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động, chịu sự quản lý của Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành liên quan, có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các CCV thành viên của Hội.
Theo Sở Tư pháp, 6 tháng đầu năm nay, Hà Nội đã công chứng được hơn 100.000 hợp đồng, giao dịch, tăng 12,7% so với năm ngoái, nộp ngân sách hơn 17,42 tỷ đồng. Doanh thu của các phòng công chứng đạt hơn 25 tỷ đồng, các VPCC gần 47 tỷ đồng.
So với thời điểm trước khi Luật công chứng có hiệu lực (1/7/2007), số lượng tổ chức hành nghề công chứng tăng lên gấp 11 lần, số lượng CCV tăng lên gần 10 lần.
“Phải có một tổ chức xã hội nghề nghiệp của những người hành nghề công chứng để quy tụ sức mạnh, thống nhất ý chí, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện tốt chức năng công chứng theo luật định, đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, thương mại...”, Trưởng Phòng bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp Phạm Thanh Cao cho hay.
Được biết, ngoài ngôi nhà chung là Hội theo nghĩa toàn diện, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đào tạo…, các CCV Hà Nội cũng chia sẻ một cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho hợp đồng, giao dịch không bị trùng lặp. Chia sẻ thông tin cũng giúp ngăn chặn được các hành vi sai phạm như một hợp đồng lại được giao dịch ở hai nơi khác nhau. Đã có khoảng 500.000 hợp đồng, giao dịch được đưa lên cơ sở dữ liệu chung này.
Đại hội Hội công chứng Hà Nội ngày mai sẽ bầu ra ban chấp hành dự kiến gồm 13 người. Chủ tịch Hội sẽ là CCV không làm tại phòng công chứng (nhà nước).
Hiền Anh
>> Lập Hiệp hội công chứng: Có cầu nhưng chưa thấy cung
Theo quyết định của UBND TP, Hội Công chứng Hà Nội tập hợp 183 công chứng viên (CCV) đang hành nghề tại 67 tổ chức trong thành phố - 9 phòng công chứng (nhà nước) và 58 VPCC. Thời gian tới, số lượng CCV hành nghề tại Hà Nội dự kiến sẽ vượt quá con số 200.
Thời gian tới, Hà Nội sẽ có hơn 200 công chứng viên hành nghề. Ảnh: Minh Thăng |
Theo Sở Tư pháp, 6 tháng đầu năm nay, Hà Nội đã công chứng được hơn 100.000 hợp đồng, giao dịch, tăng 12,7% so với năm ngoái, nộp ngân sách hơn 17,42 tỷ đồng. Doanh thu của các phòng công chứng đạt hơn 25 tỷ đồng, các VPCC gần 47 tỷ đồng.
So với thời điểm trước khi Luật công chứng có hiệu lực (1/7/2007), số lượng tổ chức hành nghề công chứng tăng lên gấp 11 lần, số lượng CCV tăng lên gần 10 lần.
“Phải có một tổ chức xã hội nghề nghiệp của những người hành nghề công chứng để quy tụ sức mạnh, thống nhất ý chí, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện tốt chức năng công chứng theo luật định, đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, thương mại...”, Trưởng Phòng bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp Phạm Thanh Cao cho hay.
Được biết, ngoài ngôi nhà chung là Hội theo nghĩa toàn diện, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đào tạo…, các CCV Hà Nội cũng chia sẻ một cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho hợp đồng, giao dịch không bị trùng lặp. Chia sẻ thông tin cũng giúp ngăn chặn được các hành vi sai phạm như một hợp đồng lại được giao dịch ở hai nơi khác nhau. Đã có khoảng 500.000 hợp đồng, giao dịch được đưa lên cơ sở dữ liệu chung này.
Đại hội Hội công chứng Hà Nội ngày mai sẽ bầu ra ban chấp hành dự kiến gồm 13 người. Chủ tịch Hội sẽ là CCV không làm tại phòng công chứng (nhà nước).
Hiền Anh