Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm dịp Tết, UBND TP. Hà Nội đã “đặt hàng” huyện Yên Thế (Bắc Giang) cung cấp 5 triệu con gà đồi đặc sản (có dán tem) để bán vào dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Giá gà tăng gấp đôi
Hơn 3 tháng chăn nuôi, bây giờ mới là thời điểm bà Nguyễn Thị Huệ ở xã Phồn Xương (huyện Yên Thế, Bắc Giang) vui hơn cả vì giá gà của bà đã tăng gấp đôi, từ 40.000 lên 80.000 đồng/kg, riêng gà nuôi trên 5 tháng còn bán được trên 100.000 đồng/kg. “Trung bình, cứ 1.000 con gà, gia đình tôi có lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng” - bà Huệ chia sẻ. Tại thời điểm này, nhiều gia đình ở Yên Thế đang tích cực chăm sóc cho lứa gà mới để kịp xuất chuồng vào thời điểm giáp Tết
Ông Lưu Xuân Vượng - Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho biết: “Các hộ chăn nuôi ở đây đã chuẩn bị khoảng 5 triệu con gà phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới để cung cấp cho thị trường Hà Nội”. Theo thống kê của UBND huyện Yên Thế, trung bình mỗi năm người dân trong huyện xuất bán khoảng 13-15 triệu con gà. Ước tính giá trị sản xuất gà năm 2012 của toàn huyện đạt 1.400 tỷ đồng. “Hiện bà con nông dân nuôi gà ở Yên Thế rất phấn khởi vì giá gà tăng cao, nhiều hộ thu lợi nhuận cả trăm triệu đồng” - ông Vượng cho biết.
Gà đồi sẽ được gắn tem
Theo Sở NNPTNT Bắc Giang, toàn tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 32 triệu con gà, riêng huyện Yên Thế có khoảng 15 triệu con. Số hộ nuôi gà theo phương thức thả vườn đồi ở Yên Thế cũng chiếm 95-97%, trong đó 65-70% số hộ nuôi gà có kiểm soát, tương đương hơn 30.000 tấn/năm. Ông Nguyễn Như Giang - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Giang Sơn (Yên Thế), chủ một cơ sở giết mổ gia cầm chia sẻ: Khó khăn lớn nhất hiện nay là sự điều chỉnh, giá thị trường luôn luôn biến động, từ thời điểm cơ sở ký hợp đồng với các doanh nghiệp đến nay giá gà đã tăng khoảng 20%.
Theo ông Trương Minh Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro): “Quan trọng nhất là tất cả các sản phẩm gà khi vào siêu thị phải bảo đảm chất lượng theo đúng cam kết, nếu không kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của cả nơi sản xuất và tiêu thụ”.
Hơn 3 tháng chăn nuôi, bây giờ mới là thời điểm bà Nguyễn Thị Huệ ở xã Phồn Xương (huyện Yên Thế, Bắc Giang) vui hơn cả vì giá gà của bà đã tăng gấp đôi, từ 40.000 lên 80.000 đồng/kg, riêng gà nuôi trên 5 tháng còn bán được trên 100.000 đồng/kg. “Trung bình, cứ 1.000 con gà, gia đình tôi có lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng” - bà Huệ chia sẻ. Tại thời điểm này, nhiều gia đình ở Yên Thế đang tích cực chăm sóc cho lứa gà mới để kịp xuất chuồng vào thời điểm giáp Tết
Ông Lưu Xuân Vượng - Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho biết: “Các hộ chăn nuôi ở đây đã chuẩn bị khoảng 5 triệu con gà phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới để cung cấp cho thị trường Hà Nội”. Theo thống kê của UBND huyện Yên Thế, trung bình mỗi năm người dân trong huyện xuất bán khoảng 13-15 triệu con gà. Ước tính giá trị sản xuất gà năm 2012 của toàn huyện đạt 1.400 tỷ đồng. “Hiện bà con nông dân nuôi gà ở Yên Thế rất phấn khởi vì giá gà tăng cao, nhiều hộ thu lợi nhuận cả trăm triệu đồng” - ông Vượng cho biết.
Gà đồi sẽ được gắn tem
Theo Sở NNPTNT Bắc Giang, toàn tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 32 triệu con gà, riêng huyện Yên Thế có khoảng 15 triệu con. Số hộ nuôi gà theo phương thức thả vườn đồi ở Yên Thế cũng chiếm 95-97%, trong đó 65-70% số hộ nuôi gà có kiểm soát, tương đương hơn 30.000 tấn/năm. Ông Nguyễn Như Giang - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Giang Sơn (Yên Thế), chủ một cơ sở giết mổ gia cầm chia sẻ: Khó khăn lớn nhất hiện nay là sự điều chỉnh, giá thị trường luôn luôn biến động, từ thời điểm cơ sở ký hợp đồng với các doanh nghiệp đến nay giá gà đã tăng khoảng 20%.
Theo ông Trương Minh Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro): “Quan trọng nhất là tất cả các sản phẩm gà khi vào siêu thị phải bảo đảm chất lượng theo đúng cam kết, nếu không kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của cả nơi sản xuất và tiêu thụ”.
Người dân huyện Yên Thế chuẩn bị cung cấp cho Hà Nội 5 triệu con gà. |
Để nâng cao chất lượng và giữ uy tín đối với khách hàng, UBND huyện Yên Thế cũng đang triển khai dán tem cả gà chế biến và gà lông. “Chúng tôi sẽ giao cho các chi hội chăn nuôi ở từng xã quản lý và tiến hành dán tem vào chân gà trước khi xuất bán. Tem được thiết kế chỉ dán một lần để tránh tình trạng người dân bóc ra tự dán vào gà chưa được kiểm soát chất lượng” - ông Vượng cho biết.
Đại diện Sở Công Thương Bắc Giang và TP. Hà Nội cũng đã ký biên bản thỏa thuận tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu “Gà đồi Yên Thế”. Trước mắt xem xét đưa gà đồi Yên Thế vào danh mục các hàng hóa bình ổn thị trường của TP. Hà Nội.
(Theo Dân Việt)