- Nguyên Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh và nguyên Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc vừa được đề cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ mới.
Theo tờ trình được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc trước Quốc hội sáng nay (2/8), Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016 sẽ có 4 Phó Thủ tướng, giảm một người so với hiện nay.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh được đề cử làm Phó Thủ tướng |
Bộ trưởng - Chủ nhiệm VP CP Nguyễn Xuân Phúc được đề cử làm Phó Thủ tướng. |
Ngoài hai vị mới kể trên, hai gương mặt còn lại được giới thiệu tái cửl à nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân , hiện đang phụ trách văn hóa, giáo dục, y tế và nguyên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hiện đang phụ trách kinh tế ngành.
Trong cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa mới sẽ không có chức danh Phó Thủ tướng thường trực, cũng không có Phó Thủ tướng phụ trách về ngoại giao như lâu nay.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, về chức danh Phó Thủ tướng phụ trách về ngoại giao, Chính phủ sẽ xem xét quyết định bổ nhiệm khi đã chuẩn bị đủ điều kiện.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân tiếp tục được giới thiệu tái cử |
và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng được giới thiệu tái cử. |
Trong 22 lãnh đạo các bộ và cơ quan ngang bộ, có 7 người được đề nghị tái cử. Đó là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận và Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử.
Có 7 người mới đồng thời là Thứ trưởng hoặc lãnh đạo cấp phó các bộ, cơ quan ngang bộ là: Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
8 gương mặt mới còn lại trong nội các vốn là lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp và bí thư tỉnh ủy.
Trước đó, Quốc hội đã tán thành thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ mới, giữ nguyên như tờ trình của Thủ tướng ngày hôm qua (1/8). Tuy nhiên, thảo luận tại các đoàn, ĐBQH cũng góp ý về nhiều cải cách để Chính phủ nghiên cứu trong quá trình chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp sắp tới.
Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng không nên có quá đông Phó Thủ tướng vì mọi lĩnh vực đều đã có các bộ trưởng chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ý kiến khác nói cần có 5 Phó Thủ tướng và phải có người phụ trách lĩnh vực ngoại giao, có người phụ trách an ninh - quốc phòng…
Một số ĐBQH đề xuất Phó Thủ tướng không nên kiêm nhiệm Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TƯ mà nên giao chức danh này cho UB Kiểm tra Trung ương.
Một số ĐBQH đề xuất tách, nhập hoặc thành lập mới một số bộ. Chẳng hạn, lập Bộ Thủy lợi., Bộ quản lý về biển, Bộ chuyện ngành kinh tế biển, Bộ Thanh niên hoặc đổi tên Bộ Tài nguyên môi trường thành Bộ tài nguyên môi trường và Biển/nước, tách Bộ Công thương thành Bộ công nghiệp và Bộ thương mại…
Tuy nhiên, tất cả các vấn đề này sẽ được nghiên cứu khi sửa Hiến pháp cuối khóa này.
Chiều nay, các đoàn ĐBQH các tỉnh sẽ họp để trao đổi về dự kiến nhân sự thành viên Chính phủ.
Ngày mai (3/8), Quốc hội sẽ bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng. Sau đó, Thủ tướng sẽ thay mặt Chính phủ phát biểu nhậm chức.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son được giới thiệu làm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông |
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được giới thiệu làm Bộ trưởng |
Thứ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang được giới thiệu làm Bộ trưởng |
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được giới thiệu làm Bộ trưởng |
Bộ trưởng NN & PTNT Cao Đức Phát được giới thiệu tái cử |
Danh sách các thành viên Chính phủ dự kiến đề nghị Quốc hội phê chuẩn:
Các Phó Thủ tướng:
1. Ông Vũ Văn Ninh (Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính)
2. Ông Nguyễn Xuân Phúc (Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)
3. Ông Hoàng Trung Hải (được giới thiệu tái cử)
4. Ông Nguyễn Thiện Nhân (được giới thiệu tái cử)
Các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
1. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao)
2. Bộ trưởng Quốc phòng: Phùng Quang Thanh (nguyên Bộ trưởng Quốc phòng)
3. Bộ trưởng Công an: Trần Đại Quang (nguyên Thứ trưởng Bộ Công an)
4. Bộ trưởng Y tế: Nguyễn Thị Kim Tiến (nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế)
5. Bộ trưởng Công thương: Vũ Huy Hoàng (nguyên Bộ trưởng Công thương)
6. Bộ trưởng Tài chính: Vương Đình Huệ (nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước)
7. Bộ trưởng Lao động - Thương binh & Xã hội: Phạm Thị Hải Chuyền (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương)
8. Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn: Cao Đức Phát (nguyên Bộ trưởng)
9. Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường: Nguyễn Minh Quang (nguyên Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan trung ương)
10. Bộ trưởng Nội vụ: Nguyễn Thái Bình (nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ)
11. Bộ trưởng Giao thông - Vận tải: Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam)
12. Bộ trưởng Xây dựng: Trịnh Đình Dũng (nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng)
13. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông: Nguyễn Bắc Son (nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương)
14. Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Hoàng Tuấn Anh (nguyên Bộ trưởng)
15. Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ: Nguyễn Quân (nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học & Công nghệ)
16. Bộ trưởng Tư pháp: Hà Hùng Cường (nguyên Bộ trưởng)
17. Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư: Bùi Quang Vinh (nguyên Bí thư tỉnh ủy Lào Cai)
18. Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo: Phạm Vũ Luận (nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo)
19. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Nguyễn Văn Bình (nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng)
20. Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Giàng Seo Phử (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
21. Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Vũ Đức Đam (nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh)
22.
Tổng Thanh tra Chính phủ: Huỳnh Phong Tranh (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng)
Lê Nhung - Ảnh: Lê Anh Dũng, Minh Thăng