Việc tìm hiểu các nhóm biện pháp này sẽ rất hữu ích trong cuộc đấu tranh chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Bên cạnh việc ghi nhận nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa bình, Hiến chương Liên hợp quốc cũng đã xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế tại Điều 33. Căn cứ vào nội dung của Điều này, các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có thể chia làm hai nhóm cơ bản:

Nhóm 1, các biện pháp mang tính chất ngoại giao, gồm đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực.;

Nhóm 2, các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán quốc tế, thông qua các Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế.

Đối với tranh chấp trên Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Do vậy, việc tìm hiểu các nhóm biện pháp nói trên sẽ rất hữu ích trong cuộc đấu tranh chủ quyền của Việt Nam.

1. Biện pháp ngoại giao giải quyết tranh chấp

Những biện pháp ngoại giao dùng để giải quyết tranh chấp quốc tế đã xuất hiện từ rất sớm và luôn đóng vai trò quan trọng. Kết quả của việc sử dụng các biện pháp ngoại giao thường là các nghị quyết, khuyến cáo cảu các tổ chức quốc tế hoặc cam kết và các điều ước quốc tế được các bên tranh chấp ký kết.

2. Biện pháp đàm phán (thương lượng)

Trong các biện pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán được đánh giá là dễ sử dụng, áp dụng phổ biến và hiệu quá nhất, có lịch sử lâu đời dựa trên cơ sở trực tiếp nêu ra các quan điểm và tiếp nhận các ý kiến, lập trường của các bên đối thoại và không có sự can dự của bên thứ ba.

So với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, đàm phán có rất nhiều ưu điểm: linh hoạt, chủ động không bị khống chế về mặt thời gian, địa điểm; hạn chế được sự can thiệp trực tiếp từ bên thứ 3 (thậm chí cả cộng đồng quốc tế), không làm phức tạp thêm nội dung tranh chấp; tiết kiệm về kinh phí, thời gian của các bên tranh chấp.

Những cuộc đàm phán thường xuyên về vịnh Bắc Bộ trong hai năm 1999, 2000 đưa đến kết quả là Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa ở bịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000 giữa CHXHCN Việt Nam avf CHND Trung Hoa giải quyết vấn đề tranh chấp vịnh Bắc Bộ, một vấn đề tồn tại do lichj sử để lại trong quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc.

Tuy nhiên, đàm phán không phải lúc nào cũng thành công mà nó còn phụ thuộc vào mức độ thiện chí, sự mềm dẻo, linh hoạt và sự nhạy cảm của các bên đàm phán. Thái độ thù địch và sự bất đồng về chính trị là những nguyên nhân làm quá trình này phức tạp hay nghiêm trọng hơn là không đạt được bất kỳ một sự thỏa thuận nào.

Trong một số trường hợp, đàm phán là nghĩa vụ bắt buộc cảu các bên tranh chấp quy định trong các điều ước quốc tế song phương hay đa phương. Ngoài ra, các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế cũng có thể trực tiếp yêu cầu các bên tham gia vào đàm phán với sự thiện chí cũng như đòi hỏi các bên phải đạt được một thỏa thuận nhất định.

3. Biện pháp hòa giải bởi một bên trung gian

Trung gian hòa giải là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế mang sính ngoại giao có sự tham gia của bên thứ 3 với sự chấp nhận của các bên tranh chấp, đã được quy định trong các Công ước La Hay 1899 và 1907. Nhiệm vụ của bên trung gian là khuyến khích, động viên các quốc gia có liên quan quan đến tranh chấp giải quyết vụ tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, cụ thể là việc tác động để các bên tiếp xúc ngoại giao và tiến hành các cuộc đàm phán chính thức. Bên trung gian có thể một hoặc một số quốc gia, một hoặc một số cá nhân có uy tín và cũng có thể là thông qua cơ quan của tổ chức quốc tế.

Cùng với sự phát triển của luật quốc tế, biện pháp này ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Số vụ tranh chấp có sử dụng hòa giải trong thời kỳ này tăng 469% so với giai đoạn trước đó.

4. Biện pháp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế (biện pháp pháp lý)

Đây là việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các bên tranh chấp bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp. Căn cứ vào sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động, phương thức giải quyết tranh chấp, giá trị hiệu lực của phán quyết cũng như cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết để chia cơ quan tài phán quốc tế thành hai loại là Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế.

{keywords}
Biện pháp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế (biện pháp pháp lý) là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế một cách hòa bình. Ảnh minh họa

4.1. Tòa trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration - PCA)

Chính thức thành lập năm 1900 và đi vào hoạt động năm 1902, có trụ ở La Hay (The Hague), Hà Lan. Hiện nay PCA giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế, bao gồm: Tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia; Tranh chấp giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế; Tranh chấp giữa hai hay nhiều tổ chức quốc tế; Tranh chấp giữa một quốc gia với thể nhân; Tranh chấp giữa một tổ chức quốc tế với một thể nhân.

Thẩm quyền của PCA: Nguyên tắc cơ bản cho việc trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho Hội đồng trọng tài (sau đây gọi là Tòa Trọng tài) được thành lập theo quy chế thích hợp cho từng vụ kiện do các bên liên quan thỏa thuận gửi lên PCA, hay còn gọi là thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận này có thể tồn tại dưới dạng tuyên bố riêng biệt của mỗi bên, hoặc có thể là một điều khoản được quy định trong một điều ước quốc tế, hoặc dưới dạng các cam kết pháp lý khác, trong đó nêu rằng, mọi tranh chấp nảy sinh giữa các bên sẽ được giải quyết tại PCA.

PCA sẽ trao quyền phán xử cho một Hội đồng trọng tài với các tranh chấp nằm trong thẩm quyền giải quyết của PCA. Để xác định rõ thẩm quyền của PCA đối với các tranh chấp, thỏa thuận trọng tài được tách biệt ra khỏi các tuyên bố pháp lý mà nó chứa đựng thỏa thuận trọng tài trong đó.

Việc chọn lựa luật áp dựng cho phán quyết trọng tài sẽ do các bên tự thỏa thuận lựa chọn. Trong trường hợp không có thỏa thuận lựa chọn, Hội đồng trọng tài sẽ quyết định lựa chọn luật áp dụng trên nguyên tắc chung của luật quốc tế.

Hiện PCA đang là nơi đăng ký của 5 thiết chế trọng tài xét xử các tranh chấp giữa các quốc gia với nhau, 55 thiết chế trọng tài xét xử về các tranh chấp giữa các nhà đầu tư với các quốc gia, 34 thiết chế trọng tài xét xử về các thỏa thuận, hợp đồng giữa các quốc gia, chính quyền đang đại diện cho một thực thể lãnh thổ nào đó, và các tổ chức quốc tế.

4.2. Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ)

Thành lập năm 1945 trên cơ sở hiến chương Liên hợp quốc, thay thế Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế (PCIJ) của Hội Quốc liên.

Theo quy định của Hiến chương LHQ, ICJ là cơ quan tư pháp chính của tổ chức này và có vai trò thực hiện các mục tiêu của LHQ nhằm “điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp có tính chất quốc tế có thể dẫn đến sự phá hoại hòa bình, bằng các biện pháp phù hợp với nguyên tắc công bằng và luật pháp quốc tế”. ICJ hoạt động dựa trên Hiến chương LHQ và Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được xác lập theo ba phương thức.

Thứ nhất, chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc. Trong mọi trường hợp, các quốc gia tranh chấp sẽ ký một hiệp ước, được gọi là thỉnh cầu, đề nghị Tòa xem xét phân giải tranh chấp. Trong thỏa thuận này, các quốc gia nêu rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền của Tòa, phạm vi luật áp dụng và thực hiện bằng đường ngoại giao.

Thứ 2, xác lập trước thẩm quyền của Tòa trong nội dung của các Điều ước quốc tế (đến nay đã có hơn 400 Điều ước có điều khoản mang nội dung này).

Thứ 3, quốc gia sẽ tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa. Nếu hai quốc gia tranh chấp đều có tuyên bố đơn phương và các tuyên bố này có cùng phạm vi hiệu lực đối với tranh chấp cụ thể thì Tòa có thẩm quyền xét xử tranh chấp đó.

Phán quyết của ICJ có giá trị chung thẩm và bắt buộc thực hiện đối với các bên tranh chấp, không thể bị kháng cáo, nhưng nếu có tranh cãi về ý nghĩa hoặc phạm vi quyết nghị thì Tòa phải giải thích vấn đề đó theo yêu cầu của bất kỳ bên nào. Việc bảo đảm thực thi phán quyết của ICJ cao hơn các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, vì nếu một bên tranh chấp không tuân thủ thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng Bảo an can thiệp.

Thực tiễn cho thấy, đa số các tranh chấp được giải quyết tại ICJ sau 1945 là các tranh chấp nhạy cảm nhất về mặt chính trị trong quan hệ quốc tế; đó là các tranh chấp về biên giới, chủ quyền lãnh thổ hoặc phân định biển và tranh chấp liên quan đến nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Thông qua việc giải quyết tranh chấp về biển và đại dương, ICJ đã có nhiều đóng góp vào việc phát triển tiến bộ luật biển quốc tế như khái niệm thềm lục địa, nguyên tắc công bằng trong phân định ranh giới biển.

4.3. Toàn án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea - ITLOS)

Là một co chế giải quyết tranh chấp được thành lập ngay sau khi Công ước LHQ về Luật Biển 1982 có hiệu lực vào tháng 12/1982, nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước.

ITLOS có hai thẩm quyền chính: (i) thẩm quyền đối với tất cả các yêu cầu được đưa ra Tòa về việc giải thích, áp dụng Công ước của các nước thành viên và (ii) thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn đối với các câu hỏi pháp lý khi được Đại hội đồng hay Cơ quan quyền lực đáy Đại Tây Dương yêu cầu, hoặc bằng một thỏa thuận quốc tế.

Ngoài ra, trừ khi các Bên tham gia có thỏa thuận khác, Tòa có thẩm quyết bắt buộc đối với việc giải phóng ngay tàu thuyền bị giam giữ theo Điều 292 và ban hành biện pháp tạm thời theo ĐIều 290, khoản 5 của Công ước LHQ về Luật Biển. Đặc biệt, Viện giải quyết tranh chấp về đáy đại dương có thẩm quyền gần như tuyệt đối trong việc giải quyết các tranh chấp tịa vùng đáy biển quốc tế.

Từ khi thành lập đến nay, ITLOS đã thụ lý 22 vụ và đã giải quyết xong 19 vụ.

4.4. Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII – Công ước Luật Biển

Là một trong bốn cơ chế giải quyết tranh chấp và là một trong hai hình thức trọng tài được quy định tại Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.

Tòa có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp giữa các thành viên của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 liên quan đến áp dụng và giải thích Công ước, là cơ chế giải quyết tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với các thành viên Công ước. Theo quy định này, khi phát sinh tranh chấp liên quan đến áp dụng và giải thích Công ước mà các bên không lựa chọn cùng một cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định tại khoản 1 Điều 287 thì một bên tranh chấp có thể đưa vụ việc ra Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII và trong trường hợp này Tòa có thẩm quyền đương nhiên mà không cần sự đồng ý của bên kia.

Phán quyết của Tòa có giá trị thẩm chung (không thể thay đổi) và có tính ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Tính đến nay đã có 12 vụ việc được đệ trình lên Tòa. Trong số các vụ việc đang trong quá trình tố tụng có vụ việc Philippines kiện Trung Quốc về một số vấn đề trên Biển Đông.

4.5. Tòa Trọng tài đặc biệt theo Phụ lục VIII

Phụ lục VIII của Công ước Luật Biển 1982 quy định Tòa Trọng tài đặc biệt có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển 1982 trong các lĩnh vực sau: (i) Đánh bắt hải sản; (ii) bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; (iii) nghiên cứu khoa học biển; và (iv) hàng hải, kể cả vấn đề gây ô nhiễm biển của tàu thuyền hay do đổ các chất thải, rác độc hại ở biển.

Về cơ bản, thủ tục ra quyết định, hiệu lực của Tòa trọng tài đặc biệt sẽ được áp dụng thủ tục của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, tuy nhiên có áp dụng một số thay đổi cần thiết về chi tiết. Ngoài ra, Tòa Trọng tài đặc biệt có thêm thủ tục điều tra và xác định nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và chức năng đưa ra các khuyến nghị không mang tính chất ràng buộc làm cơ sở cho các bên xem xét về nguyên nhân làm nảy sinh tranh chấp.

Kim Anh - Thùy Vân