- Thủ tướng Chính phủ vừa có buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản Hà Nội.
Dồn dập sức ép giải cứu BĐS
Tồn kho BĐS, chả biết đâu mà lần
Những dự án BĐS giảm giá mạnh nhất Hà Nội
Nhà nước không nên xuất tiền mua BĐS ế?
BĐS giảm giá 50%, tháo hàng vét tiền cuối năm
Tồn kho BĐS, chả biết đâu mà lần
Những dự án BĐS giảm giá mạnh nhất Hà Nội
Nhà nước không nên xuất tiền mua BĐS ế?
BĐS giảm giá 50%, tháo hàng vét tiền cuối năm
Phát triển quá nóng
Theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản và sàn giao dịch tại Hà Nội, số lượng hàng tồn kho rất lớn. Hà Nội đang tồn kho 5.789 căn hộ chung cư tương đương với 566.601m2. Nhà thấp tầng biệt thự liền kề là 3.483 căn tương ứng 874.825m2 sàn, nhà ở thu nhập thấp còn khoảng 330 căn. Diện tích văn phòng đủ điều kiện cho thuê khoảng 175.000m2.
Số liệu của NHNN chi nhánh Hà Nội cho thấy, nợ xấu về bất động sản tại Hà Nội chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Theo báo cáo của UBND Thành phố, 10 năm phát triển thị trường BĐS, Hà Nội đã có thêm 25 triệu m2 sàn, trong đó nhà ở theo dự án đạt 10,7 triệu m2 (chủ yếu tại khu vực đô thị), nhà ở do nhân dân tự xây dựng đạt khoảng 14,3 triệu m2. Bình quân mỗi năm xây dựng được 2,5 triệu m2. Diện tích bình quân đầu người đạt khoảng 21,5 m2/người.
Có 370 dự án khu đô thị, khu nhà ở với tổng diện tích sử dụng đất 17.765 ha đang được triển khai. Trong đó, đất xây nhà ở thương mại là 5.695 ha; đất xây dựng nhà ở xã hội 243 ha.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản và sàn giao dịch tại Hà Nội, số lượng hàng tồn kho rất lớn. Hà Nội đang tồn kho 5.789 căn hộ chung cư tương đương với 566.601m2. Nhà thấp tầng biệt thự liền kề là 3.483 căn tương ứng 874.825m2 sàn, nhà ở thu nhập thấp còn khoảng 330 căn. Diện tích văn phòng đủ điều kiện cho thuê khoảng 175.000m2.
Số liệu của NHNN chi nhánh Hà Nội cho thấy, nợ xấu về bất động sản tại Hà Nội chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Theo báo cáo của UBND Thành phố, 10 năm phát triển thị trường BĐS, Hà Nội đã có thêm 25 triệu m2 sàn, trong đó nhà ở theo dự án đạt 10,7 triệu m2 (chủ yếu tại khu vực đô thị), nhà ở do nhân dân tự xây dựng đạt khoảng 14,3 triệu m2. Bình quân mỗi năm xây dựng được 2,5 triệu m2. Diện tích bình quân đầu người đạt khoảng 21,5 m2/người.
Có 370 dự án khu đô thị, khu nhà ở với tổng diện tích sử dụng đất 17.765 ha đang được triển khai. Trong đó, đất xây nhà ở thương mại là 5.695 ha; đất xây dựng nhà ở xã hội 243 ha.
|
Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, thị trường bất động sản tại Hà Nội có sự khác biệt so với thị trường TP Hồ Chí Minh, đó là tình trạng đóng băng xảy ra chậm hơn, số lượng dự án ít hơn, nhưng quy mô mỗi dự án và tổng thể lớn hơn; số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thị trường ít hơn; dư nợ bất động sản ít hơn, vốn chủ yếu huy động từ người mua nhà; giá nhà ở cũng cao hơn nếu so với các dự án cùng điều kiện.
Đại diện UBND TP Hà Nội cũng đã đề xuất những biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Trong đó, rà soát, phân loại tạm dừng các dự án bất động sản chưa triển khai xây dựng, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, công năng cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường. Chuyển đổi một số dự án nhà ở thương mại sang nhà tái định cư, nhà ở cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách và nhà ở công vụ theo nhu cầu của Trung ương và thành phố
Tăng tỷ lệ nhà chung cư cao tầng với quy mô diện tích đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng tỷ lệ chung cư đến 80% vào năm 2020. Không điều chỉnh công năng từ văn phòng, khách sạn sang nhà ở và tăng mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất trong các dự án và phải đáp ứng yêu cầu tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của người tiêu dùng.
Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ xem xét giảm thuế VAT đối với người mua nhà lần đầu; xem xét khoanh nợ xấu, giảm lãi suất tín dụng, thiết lập các gói tài chính hỗ trợ; ban hành bộ quy chuẩn xây dựng, cho phép DN cơ cầu lại diện tích căn hộ,…
Bơm tiền cứu BĐS
Về nhóm giải pháp thứ nhất, Thủ tướng đồng tình với đề xuất của Hà Nội và ý kiến của các bộ, ngành, đồng thời nhấn mạnh, tồn đọng BĐS có nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên là do quản lý nhà nước yếu kém. Thủ tướng nhận định: “Dân còn nghèo mà quy hoạch dự án toàn nhà to, nhà sang. Lúc thừa thì toàn thừa nhà to nhà sang, trong khi nhà nhỏ, nhà thu nhập thấp cho người lao động thì vẫn thiếu”.
Trong chiến lược phát triển nhà ở, đã đề ra 8 nhóm đối tượng cần có sự can thiệp của nhà nước để có nhà ở, cho nên quản lý nhà nước cũng phải theo hướng rà soát, điều chỉnh quy hoạch dự án, quan tâm phát triển nhà ở xã hội, giảm nhà ở cao cấp; phân loại dự án phải dừng, dự án được tiếp tục triển khai, dự án phảo chuyển đôi cơ cấu…
Đi liền quy hoạch, Chính phủ, Hà Nội, các địa phương ban hành chính sách đối với phát triển nhà ở xã hội và người được hưởng thụ nhà ở xã hội. Tính toán việc mua nhà ở thương mại làm nhà tái định cư, tạo chuyển biến về thủ thục hành chính theo hướng đơn giản hóa, khắc phục tiêu cực. Đặc biệt, về lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội.
Theo Thủ tướng, lãi suất thấp, cộng với quỹ hỗ trợ của địa phương, cố gắng có mức lãi suất 4-5%/năm là hợp lý. Ngoài ra, Hà Nội tính toán, bên cạnh chính sách chung, có chính sách cụ thể cho người thu nhập thấp, đối tượng được hưởng nhà ở xã hội có thể mua được nhà.
Nhóm giải pháp thứ hai, Thủ tướng cho biết, Chính phủ, ngân hàng có đề án tổng thể giải quyết nợ xấu, trong đó 70% là nợ BĐS. Có thể thành lập doanh nghiệp mua lại nợ xấu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại cũng phải tự cơ cấu lại nợ, thiết lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp.
Chính phủ đề nghị Ngân hàng giao quyền chủ động cho ngân hàng thương mại xem xét cho dự án hoàn thành, có đầu ra được vay tiếp. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải chung sức cùng chính phủ, chịu trách nhiệm cùng chính phủ tháo gỡ khó khăn. Thủ tướng nhấn mạnh: “Doanh nghiệp đã từng lãi to rồi, giờ là lúc doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với Chính phủ, với xã hội”.
Thủ tướng đề nghị, các giải pháp cần được đưa vào nghị quyết của Chính phủ để triển khai ngay từ đầu năm 2013. Mục tiêu của năm 2013 là ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát phải thấp hơn năm 2012, tăng trưởng phải cao hơn 2012, an sinh xã hội phải bảo đảm, trật tự xã hội phải giữ vững… Để bảo đảm mục tiêu trên, gốc vấn đề là khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó xử lý nợ xấu hàng tồn kho BĐS là hết sức quan trọng.
Bơm 40.000 tỷ đồng “cứu” bất động sản Hà Nội? Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, sẽ cung ứng từ 20 - 40 nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại để cho vay mua nhà trong 10 năm tới. Theo ông Nguyễn Văn Bình, Ngân hàng Nhà nước này sẽ hỗ trợ hết mức cho người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở, trong đó sẽ tạo điều kiện về các chính sách tiền tệ linh hoạt để có thể khơi thông thị trường. Trong 2013 sẽ tập trung xử lý khoảng 100 đến 150 nghìn tỷ đồng nợ trong bất động sản. Ông Bình cho rằng, để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, cần tính đến các giải pháp dài hơi hơn, đặc biệt cần tính toán tới việc cấp phép bất động sản, cơ cấu vốn hợp lý; sàng lọc nhà đầu tư cũng như giá bán nhà. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Xây dựng thống kê và đánh giá chính xác về nợ đọng, dư nợ, nợ xấu trong bất động sản để có cơ sở cho Chính phủ ra nghị quyết. Trước mắt, Bộ kiến nghị Chính phủ cho gia hạn, giãn tiền sử dụng đất 24 tháng cho chủ dự án; được nộp tiền theo tiến độ bán hàng. Các dự án đã gia hạn theo Nghị quyết 13 thì được gia hạn tiếp, cho giảm 50% tiền thuê đất phải nộp. Bộ trưởng Vương Đình Huệ kiến nghị cần giảm và miễn thuế đối doanh nghiệp bất động sản. Cụ thể: giảm 10% đối với thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, áp dụng sớm 6 tháng so với luật (1/7/2013); gia hạn VAT tháng 1-3 cho các doanh nghiệp bất động sản và vật liệu xây dựng; kiến nghị Quốc hội giảm 50% VAT đối với kinh doanh nhà ở xã hội, giảm mức thấp hơn đối với đối tượng mua nhà ở 79 m2 và giá dưới 15 triệu/m2… |
D.A