Một buổi chiều, Jung Doo-gil đi tới trường học thêm tư nhân sau giờ học chính khoá với chiếc máy quay giấu kín để tìm kiếm một hành vi sai phạm khác thường: Đó là quá tải giáo dục.


Cô tham gia chiến dịch gọi là "trò chơi mèo đuổi chuột" khi các bậc phụ huynh sốt sắng muốn con học tập nhiều hơn nữa còn chính phủ và các nhà hoạt động thì đang cố gắng giảm bớt cơn sốt này xuống. Mắc kẹt ở giữa là các nhà quản lý và giáo viên công tác tại các trường học thêm tư gọi là hagwon.


Giáo dục tư nhân trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ trong suốt thập niên qua khi các bậc phụ huynh tìm mọi cách để tạo điều kiện cho con có lợi thế trong một xã hội mà sự thành công được định nghĩa rất hạn hẹp, thông thường chỉ là vào một trong ít trường nổi tiếng sau đó có sự nghiệp trong cơ quan chính phủ hoặc tập đoàn lớn.


Chính phủ nước này ước tính có 95.000 hagwons và 84.000 cá nhân cung cấp dịch vụ dạy kèm và còn nhiều người khác cung cấp các dịch vụ ngoài tầm kiểm soát của các nhà giám sát thuế.


Các bậc phụ huynh thường chi khoảng 1.000 USD/tháng cho mỗi đứa trẻ ở hagwons và cũng thường xuyên, học sinh ở các học viện như vậy cho tới tận đêm.




Người Hàn Quốc rất tự hào về các bài kiểm tra năng khiếu chuẩn mực cũng như chính sách của chính phủ kể từ năm 1960 nhằm thúc đẩy giáo dục và coi đó là con đường đưa đất nước tới phồn thịnh.


Nhưng có sự xung đột tồn tại lâu dài trong văn hoá của người Hàn Quốc, khi cố gắng tự chứng tỏ sự không phân biệt tầng lớp cấp bậc đối lập với truyền thống phân cấp ăn sâu bám rễ. Mọi người coi giáo dục là cách duy nhất để vượt qua hệ thống phân cấp và thăng tiến về vị thế.


Việc gia tăng sử dụng các hagwons đã vấp phải phản ứng mạnh từ các quan chức chính phủ và các nhóm hoạt động xã hội khi cho rằng, con cái của các bậc phụ huynh không có đủ điều kiện tham gia những dịch vụ giáo dục tư nhân sẽ bị tụt hậu.


Một số lập luận rằng, chi phí giáo dục kết hợp với sự tồn tại của các hagwons là một trong những lý do khiến tỉ lệ sinh của Hàn Quốc tụt xuống mức thấp nhất trong bất kỳ quốc gia công nghiệp nào - 1,1 trẻ em/phụ nữ ở độ tuổi 15-49.


"Học sinh cần phải ngủ và tự chăm sóc bản thân thay vì dành quá nhiều thời gian học tập sau chính khoá", Kim Seung-hyun, một cựu giảng viên giờ đây đang chỉ đạo chính sách tại một nhóm hoạt động xã hội gọi là Thế giới Không có giáo dục tư.


Bắt đầu từ 2008, chính phủ trung ương đã cho phép các nhà quản lý địa phương áp dụng lệnh giới nghiêm, các mức phí và nhiều hạn chế khác với hagwon. Sau đó, chiến dịch trò chơi mèo đuổi chuột bắt đầu.


"Thật bất hợp lý và không công bằng", Yang Kui-soon, mẹ của một học sinh trung học ở khu ngoại ô Seoul nói.


"Giáo dục công không đủ để chuẩn bị cho các kỳ thi vào đại học. Một số học sinh muốn ở lâu hơn tại các hagwons để bổ sung những gì còn thiếu trong các bài học ở trường".


Dưới áp lực như vậy, các nhà quản lý và giáo viên hagwon đã phải viện đến chiến thuật gợi nhớ lại Luật cấm ở Mỹ. Rất nhiều hagwons đã rút ngắn thời gian ở các lớp học và chia nhiều phiên học hơn trong ngày.


Khi lệnh giới nghiêm được áp dụng, một số hagwon đã thuê các căn hộ nhỏ cho học sinh và giáo viên rút về sau giờ giới nghiêm, số ít học sinh vào các quán cà phê để học đêm, còn số khác thì đơn giản ẩn vào bóng đêm.


Viện Daehak, một trong những hagwon lớn nhất của Seoul, bắt đầu mở các lớp học vào thứ Bảy để bù cho những lớp học phải ngừng trệ sau 10h đêm khi lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ hai năm trước đây.



Moon Seong-ok
Lee Keun-young, giám đốc quản lý ở học viện, nói rằng, không cha mẹ nào muốn con cái học thất bại trong học tập. Ông nói: "Một số cha mẹ đề gnhị chúng tôi mở rộng các lớp học ban đêm, nhưng chúng tôi cần tuân thủ quy định giới nghiêm".


Cuộc đua là rất gay gắt. Chỉ có khoảng 6-7 trường đại học mà tất cả đều muốn vào. Và chỉ vì chính sách lao động suốt đời khiến rất khó cho quyết định sa thải nhân công, nên các chủ lao động lớn như cơ quan chính phủ hay tập đoàn danh tiếng hầu như ưu tiên trước nhất cho các trường hàng đầu.


Các nhà quản lý vào giáo viên hagwon đã thảo luận những biện pháp đối phó với rủi ro khi đụng độ cơ quan chính phủ và những người tố giác gọi là hagparazzi, khi họ sử dụng các máy quay, thiết bị ghi âm bí mật.


Thưa các bác giáo dục: em xin chừa!
Sau vài tuần cho con đi học lớp 1, nhà chị Vy bỗng tán loạn lên vì "thành tích" học tập của cậu nhỏ: viết kém, đọc kém. Cô bạn đồng nghiệp bèn ra tối hậu thư: phải cho đi học thêm ngay, thế này nước vẫn còn kịp tát.
 
'Nhà trường không thể lấy phụ huynh làm lá chắn'
Lắng nghe thảo luận của các đại biểu ở 5 thành phố lớn về chuyện đóng góp cho giáo dục, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển nói nhà trường không thể lấy phụ huynh làm lá chắn, đừng đứng sau những việc mình không làm được.

Những người hoạt động trong vai các bậc cha mẹ rất quan tâm tới học thêm hoặc là khách hàng tiềm năng, họ tới thăm một trường tư sau giờ chính khoá và tìm kiếm các phương sách "lách luật". Sau đó họ thông báo người vi phạm và nhận lại phần trăm khi mức phạt được áp dụng, số tiền có thể vượt quá 1.000 USD.


Moon Seong-ok bắt đầu một hagwon nhỏ ở Seoul cách đây khoảng 10 năm để đào tạo người trưởng thành xác định được các hành động vi phạm luật định sau đó báo cáo lại. Cho tới năm 2009, ông chuyên về dịch vụ dạy kèm người phát hiện các nhà hàng vi phạm quy định sức khoẻ và các xưởng sửa chữa ô tô không tái chế dầu đúng quy cách.


Khi chiến dịch hạn chế hagwon bắt đầu, ông Moon nhanh chóng nắm bắt được cách các thành phố đưa ra giới hạn thế nào. Sau đó ông xây dựng khoá học hai ngày, trị giá 250 USD để dạy mọi người cách thực thi chúng. "Khi quy định đưa ra, tôi biết rằng đó là cơ hội kinh doanh tốt", Moon nói.


Bà Jung, nguyên là chủ nhà hàng 59 tuổi, gần đây tốt nghiệp khoá học của ông Moon cho biết, bà đã vượt qua nỗi sợ hãi rằng, tự bà có thể làm gì đó sai lầm trong số những người phá vỡ quy tắc. "Tôi biết có một số người có quan điểm tiêu cực về hagparazzi", bà nói.


Trong chuyến viếng thăm một hagwon đầu tiên cùng chiếc máy quay bí mật, bà đã tin chắc rằng, các học viên đang tính phí quá lớn cho các lớp học mở ra. Vậy thế nào là quá nhiều? Tại Seoul, có rất nhiều quận huyện khác nhau. Ở quận bà ở, đắt nhất có thể lên tới 100 USD/khoá học/tháng với các buổi học khoảng 21, 45 phút trong tháng. Phần lớn trẻ em tham gia vài khoá học.


Bà đã đưa băng ghi âm cuộc hội thoại tới một văn phòng chính quyền địa phương và chờ tin xem học viện kia bị phạt thế nào. "Dễ dàng hơn tôi nghĩ", bà Jung nói.


Đối với một số người, việc thổi còi giáo dục tư nhân có sức hấp dẫn rất lớn.


Kim Jung-hee, 52 tuổi, đã thanh toán hết nợ nần từ một công việc kinh doanh trước đó, bà cho biết kiếm được khoảng 100.000 USD/năm năm 2009 và 2010 bằng việc báo cáo các vi phạm tại nhiều hagwon, như là hoạt động không đúng giờ, chi phí đắt đỏ và không báo cáo thuế.


"Khi bắt đầu làm việc này, tôi cũng lo lắng và thậm chí còn phạm sai lầm như quên ghi lại hình ảnh", bà Kim nói. Nhưng bây giờ, bà nhấn mạnh, khi một nhà quản lý hagwon tỏ ra hoài nghi và muốn xem túi xách của bà. "Tôi hờ hững hỏi lại ông kiếm thứ gì ông đánh mất".

  • Huy Tuấn (Theo Wall Street Journal)