Năm 2012, lần đầu tiên VNA không đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên thị trường nội địa sau nhiều năm phát triển tốt.
Sức mua của thị trường nội địa suy giảm, cùng lúc lại có thêm 2 hãng tư nhân mới hoạt động khiến ngành hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất từ trước đến nay.
Giành giật thị phần
Vietnam Airlines (VNA) mới đây đã chính thức kiến nghị Bộ GTVT có chính sách điều tiết tải cung ứng cho toàn thị trường nội địa để tránh cạnh tranh không lành mạnh, lãng phí nguồn lực.
Đề xuất này của VNA khởi nguồn từ việc hãng đang mất đáng kể thị phần trên một số đường bay lớn như Hà Nội - Đà Nẵng/TPHCM, Đà Nẵng - TPHCM/Hà Nội và đường bay du lịch đến Nha Trang. Đây là các đường bay tập trung cạnh tranh cao nhất sau khi Air Mekong (AMK) và đặc biệt là VietJet Air (VJA) đi vào khai thác ổn định, bổ sung máy bay để tăng tần suất. Theo VNA, nếu như trước đây, VNA luôn chiếm 80% thị phần nội địa thì hiện nay, thị phần nắm giữ của hãng chỉ còn hơn 50% và có nguy cơ tiếp tục giảm mạnh khi các hãng tư nhân có kế hoạch bổ sung đội máy bay...
Giành giật thị phần
Vietnam Airlines (VNA) mới đây đã chính thức kiến nghị Bộ GTVT có chính sách điều tiết tải cung ứng cho toàn thị trường nội địa để tránh cạnh tranh không lành mạnh, lãng phí nguồn lực.
Đề xuất này của VNA khởi nguồn từ việc hãng đang mất đáng kể thị phần trên một số đường bay lớn như Hà Nội - Đà Nẵng/TPHCM, Đà Nẵng - TPHCM/Hà Nội và đường bay du lịch đến Nha Trang. Đây là các đường bay tập trung cạnh tranh cao nhất sau khi Air Mekong (AMK) và đặc biệt là VietJet Air (VJA) đi vào khai thác ổn định, bổ sung máy bay để tăng tần suất. Theo VNA, nếu như trước đây, VNA luôn chiếm 80% thị phần nội địa thì hiện nay, thị phần nắm giữ của hãng chỉ còn hơn 50% và có nguy cơ tiếp tục giảm mạnh khi các hãng tư nhân có kế hoạch bổ sung đội máy bay...
Năm 2012, VNA không đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên thị trường nội địa |
Kết thúc năm 2012, các hãng hàng không vận chuyển được 12,2 triệu lượt khách nội địa, 122.000 tấn hàng hóa, tăng 1,8% về hành khách và giảm 5% về hàng hóa so với năm trước. Đây là kết quả trái ngược so với các năm trước vì liên tục trong nhiều năm, thị trường hàng không nội địa luôn đạt mức tăng trưởng 10%-20%. Có thêm hãng mới nhưng thị trường gần như không tăng trưởng khiến thị phần của các hãng hàng không bị thu hẹp.
Để xâm nhập thị trường, VJA duy trì mức giá thấp theo mô hình hàng không giá rẻ nhằm thu hút khách từ đường bộ, đường sắt và mở rộng mạng bán qua kênh ngân hàng để tăng thu. Giá vé thấp nhất của VJA (không kể giá siêu khuyến mãi) chỉ từ 500.000 đồng/chặng và được những người làm chính sách thương mại của ngành cho là bán dưới giá thành vì mức bán để không vi phạm luật cạnh tranh phải là khoảng 600.000 đồng/chặng...
Hãng hàng không giá rẻ VietJet Air - một đối thủ cạnh tranh của Vietnam Airlines |
Đáp lại, VNA tung ra chính sách chiết khấu cao cho đại lý tăng được doanh số bán vé trên các đường bay VJA cùng khai thác để chặn đầu ra của đối thủ, đồng thời liên tục tung ra các đợt khuyến mãi lớn để thu hút khách hàng bình dân. Tuy vậy, năm 2012, lần đầu tiên VNA không đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên thị trường nội địa sau nhiều năm phát triển tốt.
Cần điều chỉnh chính sách
Theo ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, thị trường hàng không luôn tiềm ẩn yếu tố vi phạm luật cạnh tranh do có doanh nghiệp ở vị trí thống lĩnh thị trường. Việc khuyến mãi giảm giá vé của các hãng hiện nay nhìn chung vẫn đúng luật. Còn việc các hãng tố nhau bán giá thấp để cạnh tranh không lành mạnh, Cục Xúc tiến Thương mại chưa nhận được văn bản phản ánh nên chưa đến mức phải vào cuộc...
Tuy nhiên, ở góc độ quản lý chuyên ngành, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết một trong những mục tiêu Nhà nước đặt ra khi phát triển hàng không tư nhân là tạo sự cạnh tranh cho thị trường. Gần đây bắt đầu nổi lên vấn đề giảm giá bán, cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng hàng không nội địa chứng tỏ cục diện thị trường đang có những thay đổi đáng kể.
Việc các hãng tư nhân mới tăng được thị phần sẽ có tác động tích cực làm giảm dần vị thế độc quyền tự nhiên của VNA nhưng cũng nảy sinh vấn đề cần xem xét, điều chỉnh từ chính sách. Đó là phát triển đội máy bay của một hãng hàng không phải tính theo cả giai đoạn 5-10 năm, đối với tư nhân là do nhà đầu tư quyết định, còn đối với VNA phải do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi thị trường suy giảm, cả VNA và các hãng tư nhân phải chủ động lùi thời hạn nhận máy bay, cắt giảm chuyến để tiết giảm tải và cắt giảm chi phí. Thế nhưng, VJA lại có kế hoạch bổ sung 7 máy bay trong năm 2013. Như vậy, có thể dẫn đến thừa tải, ảnh hưởng ngay đến sự ổn định khai thác của đội máy bay đã được quy hoạch, thậm chí gây lãng phí nguồn lực, vốn đầu tư của toàn xã hội.
(Theo NLĐ)