Hàng không mẫu hạm là một trong những vũ khí hàng đầu để đánh giá tiềm lực quân sự của một cường quốc. Đây được cho là 'cầu nối' để các cường quốc mở rộng và vươn tầm ảnh hưởng ra khắp toàn cầu.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Những loại vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc (II)
Điểm mặt các vũ khí mạnh nhất Trung Quốc (I)
Vũ khí nào của quân đội Mỹ đáng sợ nhất?
Loạt vũ khí đáng sợ nhất của quân đội Mỹ (II)
Mỹ choáng với vũ khí mới của Trung Quốc
Những vũ khí đáng sợ nhất của quân đội Mỹ
Hình minh họa Tàu sân bay Mỹ |
Mặc dù dễ bị tấn công do cồng kềnh, thiếu vũ khí tự vệ hữu hiệu nhưng để tìm ra một thứ vũ khí đối kháng có thể đánh chìm hàng không mẫu hạm lúc này vẫn là chưa khả thi. Tuy nhiên, trong tháng này, các nhà phân tích và chuyên gia đã đưa ra hai luận điểm để giải thích cho khả năng tàu sân bay sẽ bị 'xóa sổ'.
Luận điểm đầu tiên nhận được sự chú ý đáng kể từ trong giới nghiên cứu về hải quân, do Đại tá hải quân Jerry Hendrix đưa ra trong loạt bài viết về "Tuyến Phòng thủ bị chọc thủng" của Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS). Loạt bài viết này mang lại cho các nhà phân tích cơ hội để 'trình bày các luận điểm khó bác bỏ' trong các vấn đề quốc phòng gây tranh cãi tại Mỹ.
Về khía cạnh hiệu quả đạt được so với mức chi phí bỏ ra, Hendrix lập luận rằng các tàu sân bay hạt nhân hiện đại của Mỹ (CVN) không tương xứng với nhiệm vụ kiểm soát việc phổ biến các công nghệ chống tiếp cận, đặc biệt là với tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc (ASBM).
Luận điểm này vẫn chưa có ai bác bỏ được. Như chuyên gia Bryan McGrath đã viết trong tài liệu Phổ biến Thông tin, sự so sánh thẳng thừng giữa chi phí của một chiếc tàu sân bay Mỹ và 1.227 tên lửa DF-21D rõ ràng là sai lệch.
Cả hai loại vũ khí này đều cần các hệ thống hỗ trợ và chưa tính vào tổng chi phí, và trong quá trình sử dụng thì tàu sân bay được cho là linh hoạt hơn rất nhiều so với tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề mà Hendrix nêu ra liên quan tới các quyết định về tổ hợp hàng không này chứ không hẳn là về bản thân tàu sân bay đó. Hàng không mẫu hạm nào cũng cần phải có máy bay, do đó, việc đánh giá chi phí dành cho mỗi tàu sân bay đều phải bao gồm việc phân tích về chi phí cũng như tiềm lực của máy bay thuộc tổ hợp hàng không đấy.
Bên cạnh đó, các tàu sân bay có xu hướng không bị giới hạn trong một nhóm hàng không chuyên biệt, và trong 'đời' của một chiếc tàu sân bay sẽ có thể triển khai nhiều loại máy bay khác nhau.
Trong khi đó, cây bút khác là Humphrey lại nêu ra một thách thức lớn hơn cho tàu sân bay khi cho rằng loại vũ khí này đang thoái trào trên khắp toàn cầu.
Tây Ban Nha đã giã từ loại vũ khí đơn độc này để theo đuổi loại tàu đổ bộ cỡ lớn sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau là tàu Principe de Asturias. Italy cũng sớm theo chân Tây Ban Nha, trong khi mối hoài nghi về các hạm đội tàu sân bay của Pháp và Brazil ngày một gia tăng.
Dường như các nước đang theo xu hướng thiên về các tàu vận chuyển được máy bay để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau - vừa có thể tiến hành đổ bộ, chỉ huy và các sứ mệnh cứu trợ bên cạnh việc đóng vai trò là các nền tảng triển khai tác chiến trên không.
Tuy nhiên, quá trình quá độ then chốt lại ít liên quan tới quyết định giã từ các tàu sân bay mà là việc thiếu các loại máy bay phản lực lên thẳng Harrier có thể đáp ứng được yêu cầu. Các máy bay Harrier từ lâu đã đóng vai trò chủ lực trong các lực lượng hải-không quân không thể vận hành máy bay cất cánh bằng máy phóng nhưng hạ cánh bằng dây hãm (CATOBAR).
Chiếc máy bay Harrier II được chuyển giao năm 2003. Điều này khiến cho chiếc máy bay không chỉ trở nên lỗi thời so với khung máy bay phản lực hiện đại, mà còn khiến cho việc bảo trì và yêu cầu tập huấn vượt quá khả năng và nguồn lực của rất nhiều hải quân có quy mô nhỏ và vừa.
"Hậu duệ" của chiếc Harrier II phải thân thiện với người sử dụng, thích ứng được và có rất nhiều khách hàng quốc tế cho dù có thể không đủ đơn hàng để chứng thực cho chi phí thiết kế.
Nhiều khả năng hải quân nhiều nước sẽ tiếp tục dồn nguồn lực cho các loại tàu chiến có khả năng chuyên chở máy bay phục vụ mục đích khác nhau. Chừng nào các quốc gia vẫn thấy lợi ích của các tàu này, họ sẽ vẫn tiếp tục sản xuất chúng.
Các tàu lớn hơn với thiết bị hiện đại sẽ mang được máy bay nhiều hơn và tốt hơn. Các tàu lớn nhất thế giới sẽ chuyên chở một loạt các máy bay siêu tối tân - gồm cả loại có phi công và không người lái.
Cùng lúc đó, việc lập nên các hạm đội sẽ không thể đáp ứng một cách hoàn hảo các nhiệm vụ đương thời vì thông thường, các hạm đội được phát triển từ rất lâu trước khi người ta nhận ra ra các đặc trưng của xung đột trong tương lai. Và về khía cạnh này thì rõ ràng là tính hữu dụng của các tàu sân bay đã bị giảm đáng kể.
Trên phương diện công nghiệp quốc phòng và mang nặng tính hành chính thì bất kỳ tổ hợp nào (cho dù là gồm các máy bay F-35, hay F/A-18, Yak-38, A-6 hay trực thăng Sea Hawk) cũng được coi là hình dung tốt nhất để phản ứng các xung đột trong tương lai.
Tuy vậy, rất nhiều giả định đằng sau các quyết định này có thể và thường là không chính xác. Các ưu thế hàng đầu của tàu sân bay chính là sự linh hoạt và khả năng thích ứng với các hoàn cảnh khác nhau chứ không chỉ là khả năng duy nhất giải quyết các vấn đề đặc thù nào đó.
- Lê Thu (theo Diplomat)