19h tối, Đào trở về từ văn phòng. Như thường lệ, cô mở điện thoại ra đặt bữa tối rồi chuẩn bị đi tắm rửa. Thế mà chỉ vừa tắt app đặt món, Đào giật mình khi tin nhắn liên tục nổ đến từ người thân, bạn bè khuyên cô ở nhà, mua thực phẩm dự trữ. Cách nhà Đào vài khu phố là nhà của một bệnh nhân vừa được xét nghiệm dương tính SARV-CoV-2.

Lo dịch bệnh, lại nghĩ đến cảnh có thể bị cách ly sắp tới, Đào phải tự trấn an bằng cách kiểm tra lượng thực phẩm trong nhà. Chớm nghĩ đến việc huỷ đặt món vì sợ tiếp xúc với bất kỳ ai thì tài xế đã gọi, cô đeo khẩu trang ra nhận bữa tối, dở khóc dở cười khi thấy anh GrabFood còn “rón rén" hơn cả mình - đeo khẩu trang, găng tay, treo túi đựng thức ăn trên ghi đông xe rồi thành thật bảo: “Chị thông cảm lấy giúp em, mùa dịch nên hạn chế tiếp xúc". Trở về phòng, Đào quyết định tắt thông báo trên điện thoại, tiếp tục nhịp sống rồi đi ngủ.

“Nhìn lại thì chính nỗi lo mơ hồ khiến mình mệt mỏi. Tôi nghĩ chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất là cần thiết. Nhưng không vì thế mà để sự lo sợ lấn át lý trí, đến cả dịch vụ mua hàng, đặt món online cũng không dám dùng” - Đào nói.

{keywords}
Những khu phố có người nhiễm bệnh khiến người dân chất chồng nỗi lo

Sau sự hoảng loạn là mùa “đóng băng”

Ngay khi dịch bùng phát hồi đầu tháng 3, khẩu trang, nước rửa tay tiếp tục được săn đón. Lần này, mì gói, dầu ăn, giấy vệ sinh… cũng nhập hội “cháy hàng”.

Một số người thì quyết định ngưng hoạt động kinh doanh, không mua sắm, không tiêu dùng,... Trong mắt họ, kể cả những người chỉ tương tác qua các túi, hộp thức ăn như tài xế giao món online cũng thuộc diện “không được tiếp xúc”.

Không chỉ các chuỗi lớn, nhiều hàng quán nhỏ lẻ cũng “thấm đòn đau đớn” khi từ đầu tháng 3, nguồn thu từ đặt hàng trực tuyến phần nào giảm sút. Buôn bán tại chỗ đã không khấm khá, giờ thì mảng giao hàng online cũng sắp thành cánh cửa hẹp.

“Dịch mới tạm lắng hồi cuối tháng 2, tôi tưởng buôn bán sẽ ổn định lại. Ai ngờ dịch diễn biến phức tạp; từ 150 đơn một ngày thì giờ quán nhận chỉ khoảng hơn 90 đơn hàng. Nhân viên nhiều thời điểm không có gì làm. Tôi cũng xót nhưng nếu tình hình cứ tiếp diễn thêm thì tôi sẽ phải thu hẹp quy mô, hoặc thậm chí ngưng hoạt động”, chị Thanh Hoa - chủ quán cơm ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết.

“Doanh thu online vẫn đủ vận hành quán, trả tiền mặt bằng, trả lương cho nhân viên. Giờ thêm tình trạng giới nghiêm cả thành phố, e là bán online cũng khó duy trì”, anh Tuấn Anh - quản lý chuỗi nhà hàng salad ở quận Cầu Giấy, Hà Nội tâm sự.

{keywords}
 Thành phố ảm đạm, nhưng doanh thu từ kinh doanh online phần nào giúp các doanh nghiệp F&B duy trì hoạt động mùa dịch

Bước tiếp trên lối nhỏ

Trong bối cảnh phải "trường kỳ kháng chiến" với dịch bệnh, hoảng loạn không phải là cách xử lý thông minh. Quan trọng nhất là hạn chế ra ngoài, tuân thủ chặt chẽ các biện pháp an toàn, dù trong hoàn cảnh nào và vai trò gì.

{keywords}
 Quan trọng nhất trong mùa dịch vẫn là các hàng quán chú trọng vệ sinh, an toàn và mọi người bình tĩnh duy trì nhịp sống

Chuỗi nhà hàng salad ở quận Cầu Giấy do anh Tuấn Anh quản lý giờ chỉ còn cho 1-2 bạn nhân viên đi làm mỗi ngày, ai cũng phải đo thân nhiệt trước khi vào quán. “Tôi cũng an tâm phần nào khi các tài xế từ các dịch vụ như GrabFood rất tuân thủ việc đeo khẩu trang, giữ sạch sẽ đôi tay nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong giai đoạn nhạy cảm này. Các bên cùng nhau hỗ trợ giúp tôi lạc quan hơn mỗi ngày, cố gắng duy trì công việc và mang những món ăn tươi ngon đến cho mọi người” - anh kể.

Cánh cửa dù hẹp nhưng vẫn đang mở. Dù là lĩnh vực nào, cần nhất vẫn là sự chung tay của các bên, từ Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các dịch vụ để giữ được nhịp sống ổn định giữa tâm dịch bệnh. Bình tĩnh duy trì các hoạt động, những niềm vui mua sắm, ăn uống qua dịch vụ online cũng phần nào mang đến tâm lý lạc quan, giúp cộng đồng đứng vững trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Châu Bút