Các nhà nghiên cứu của đại học Harvard đang bị cáo buộc để lộ thông tin cá nhân của sinh viên trong một dự án mạng xã hội: nhiều triển vọng nhưng không ít rủi ro.
Nhiều triển vọng, lắm rủi ro
Vào năm 2006, các nhà xã hội học của Đại học Harvard đã đưa ra nguồn dữ liệu khoa học xã hội ấn tượng, có thể trả lời những câu hỏi lớn về ảnh hưởng của chủng tộc và thị hiếu văn hóa đến việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ.
Dữ liệu nghiên cứu gồm khoảng 1.700 hồ sơ Facebook của sinh viên thuộc cùng một trường đại học giấu tên, hé mở cách thức mới để trả lời câu hỏi lớn: Tình bạn và các mối quan tâm phát triển qua thời gian như thế nào?
Hàng trăm học giả đã rất hứng thú với bộ sưu tập hồ sơ này. Đến năm 2008, nhóm nghiên cứu của Harvard bắt đầu hiện thức hóa tiềm năng bằng cách tiết lộ công khai một phần thông tin dữ liệu.
Tuy nhiên, đến nay dự án chia sẻ dữ liệu này gần như sụp đổ. Tương lai của kho lưu trữ không có gì chắc chắc, những người tạo ra nó nhận những cáo buộc, chỉ trích gay gắt từ nhiều học giả với lý do các nhà nghiên cứu của Harvard đã tải hồ sơ trên Facebook mà không thông báo cho sinh viên biết cũng như không bảo vệ quyền cá nhân của họ.
Câu chuyện trên đã phần nào làm rõ những thách thức đạo đức mà các học giả phải đối mặt trong quá trình nghiên cứu mạng xã hội và các môi trường trực tuyến khác.
Các nhà xã hội học của Harvard biện hộ rằng dữ liệu có được từ hồ sơ facebook có thể mang lại lợi ích khoa học to lớn và họ đang nỗ lực bảo vệ quyền riêng tư của sinh viên.
Jason Kaufman, điều tra viên chính của dự án cùng với đồng nghiệp của ông tại Trung Tâm Nghiên Cứu Xã Hội và Internet, Berkman, Harvard khẳng định rằng dữ liệu được biên tập nhằm giảm rủi ro nhận diện đến mức thấp nhất. Sinh viên sẽ không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. Ông Kaufman còn ví những người chỉ trích nghiên cứu của ông là "paparazzi học thuật"
Theo Michael Zimmer, học giả về quyền cá nhân tại Đại Học Wisconsin ở Milwaukee, người đã chỉ ra dữ liệu “ẩn danh” của Kaufman và cộng sự chính là hồ sơ của sinh viên tốt nghiệp Harvard khóa 2009, thì các phương pháp nghiên cứu trong dự án mạng xã hội của Harvard “lẽ ra nên quan tâm đến vấn đề đạo đức.”
Sarah M. Ashburn, tốt nghiệp Harvard năm 2009, cho rằng các nhà nghiên cứu nên xin phép sinh viên để sử dụng dữ liệu trên Facebook, tuy nhiên cô không lo lắng về việc thông tin cá nhân bị tiết lộ.
Vấn đề phức tạp ở chỗ các nhà nghiên cứu Harvard buộc phải bảo vệ thông tin cá nhân của sinh viên trong khi các cơ quan cấp phép, chứng nhận liên tục yêu cầu chia sẻ dữ liệu- như điều kiện mà Hiệp Hội Khoa Học Quốc Gia Mỹ đã đưa ra để ủng hộ nghiên cứu Facebook của Harvard.
Những tranh cãi xoay quanh nguồn dữ liệu của Harvard xuất hiện khi con người ngày càng quan tâm hơn đến nghiên cứu mạng xã hội liên quan đến các nguyên tắc trong xã hội học, giao tiếp, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, kinh tế, khoa học vi tính và tâm lý học.
'Tập hợp xã hội hoàn chỉnh'
Vào năm 2006, nhóm nghiên cứu về văn hóa, chủng tộc và sức khỏe cộng đồng của Kaufman được thành lập, gồm 4 nhà xã hội học của Harvard và một nhà xã hội học từ Đại học California, Los Angeles bắt đầu nghiên cứu hồ sơ của một khóa sinh viên để xây dựng dữ liệu cho nghiên cứu khoa học xã hội.
Họ đã tải thông tin về giới tính, địa chỉ, chuyên ngành, quan điểm chính trị, mạng lưới bạn bè, sở thích về phim ảnh, sách, âm nhạc... trên hồ sơ của sinh viên. Để xác định dân tộc, chủng tộc, họ kiểm tra ảnh và các câu lạc bộ mà sinh viên tham gia.
Thông thường, nghiên cứu mạng xã hội được tiến hành thông qua khảo sát ‘ngoài’ người sử dụng mạng xã hội hoặc tiến hành nghiên cứu dân tộc học với một nhóm nhỏ.
Nguồn dữ liệu có thể không đáng tin cậy do nhóm được chọn không đại diện cho đối tượng nghiên cứu, hoặc do các vấn đề thành kiến. Nhóm nghiên cứu của Kaufman không những đã tích lũy được nguồn dữ liệu phong phú mà còn cải thiện nó bằng cách thu thập thông tin từ cùng một khóa sinh viên trong vòng 4 năm.
Rõ ràng, Kaufman đã sử dụng sinh viên của Harvard như những “Phụ tá nghiên cứu”. Vấn đề ở đây là mỗi sinh viên đó thực sự có ý định công khai hồ sơ và cho phép tải xuống hay không.
Kaufman khẳng định đã không thông báo cho sinh viên biết việc nhóm nghiên cứu tải và sử dụng thông tin cá nhân của họ. "Tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng việc đó là điều không cần thiết, cả về luật pháp và đạo đức," Kaufman nói.
Rối ren đạo đức online
Trường hợp trên của Đại học Harvard đã phản ánh cách thức internet thay đổi mối quan hệ giữa nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu có thể có sử dụng nội dung trên mạng mà không cần phải thông báo cho người viết thông tin hay xem họ là “đối tượng con người”. Tuy nhiên, từ dữ liệu tổng hợp vẫn có thể suy ra từng cá nhân cụ thể.
Theo bà Elizabeth A. Buchanan, Giám đốc Trung tâm Đạo đức học Ứng dụng, vấn đề cơ bản ở đây là làm thế nào để bảo vệ tốt nhất đối tượng nghiên cứu, “và nhiều khi trong nghiên cứu Internet, những vấn đề trên trở nên lẫn lộn, rối ren.”
Phát ngôn viên của Đại học Harvard, ông Jeff A. Neal lưu ý: "các quy định liên bang hiện hành về đối tượng nghiên cứu- con người đã được xây dựng trước thời đại Internet và vẫn cần có thêm hướng dẫn cho Hội đồng xét duyệt định chế của Harvard (IRB) về các vấn đề liên quan đến công nghệ mới, đang phát triển cũng như các rủi ro tiềm ẩn".
Ông nói thêm: "Các lãnh đạo liên bang, các hiệp hội chuyên nghiệp và IRB đang cùng hợp tác để hiểu rõ các rủi ro trên cũng như phát triển các nguyên tắc hướng dẫn."
|
Jason Kaufman, Trung Tâm
Berkman, Harvard về Xã Hội & Intenet, ví những người chỉ trích
nghiên cứu của ông trên hồ sơ Facebook của sinh viên là "paparazzi" |
Vào năm 2006, các nhà xã hội học của Đại học Harvard đã đưa ra nguồn dữ liệu khoa học xã hội ấn tượng, có thể trả lời những câu hỏi lớn về ảnh hưởng của chủng tộc và thị hiếu văn hóa đến việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ.
Dữ liệu nghiên cứu gồm khoảng 1.700 hồ sơ Facebook của sinh viên thuộc cùng một trường đại học giấu tên, hé mở cách thức mới để trả lời câu hỏi lớn: Tình bạn và các mối quan tâm phát triển qua thời gian như thế nào?
Hàng trăm học giả đã rất hứng thú với bộ sưu tập hồ sơ này. Đến năm 2008, nhóm nghiên cứu của Harvard bắt đầu hiện thức hóa tiềm năng bằng cách tiết lộ công khai một phần thông tin dữ liệu.
Tuy nhiên, đến nay dự án chia sẻ dữ liệu này gần như sụp đổ. Tương lai của kho lưu trữ không có gì chắc chắc, những người tạo ra nó nhận những cáo buộc, chỉ trích gay gắt từ nhiều học giả với lý do các nhà nghiên cứu của Harvard đã tải hồ sơ trên Facebook mà không thông báo cho sinh viên biết cũng như không bảo vệ quyền cá nhân của họ.
Câu chuyện trên đã phần nào làm rõ những thách thức đạo đức mà các học giả phải đối mặt trong quá trình nghiên cứu mạng xã hội và các môi trường trực tuyến khác.
Các nhà xã hội học của Harvard biện hộ rằng dữ liệu có được từ hồ sơ facebook có thể mang lại lợi ích khoa học to lớn và họ đang nỗ lực bảo vệ quyền riêng tư của sinh viên.
Jason Kaufman, điều tra viên chính của dự án cùng với đồng nghiệp của ông tại Trung Tâm Nghiên Cứu Xã Hội và Internet, Berkman, Harvard khẳng định rằng dữ liệu được biên tập nhằm giảm rủi ro nhận diện đến mức thấp nhất. Sinh viên sẽ không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. Ông Kaufman còn ví những người chỉ trích nghiên cứu của ông là "paparazzi học thuật"
Theo Michael Zimmer, học giả về quyền cá nhân tại Đại Học Wisconsin ở Milwaukee, người đã chỉ ra dữ liệu “ẩn danh” của Kaufman và cộng sự chính là hồ sơ của sinh viên tốt nghiệp Harvard khóa 2009, thì các phương pháp nghiên cứu trong dự án mạng xã hội của Harvard “lẽ ra nên quan tâm đến vấn đề đạo đức.”
Sarah M. Ashburn, tốt nghiệp Harvard năm 2009, cho rằng các nhà nghiên cứu nên xin phép sinh viên để sử dụng dữ liệu trên Facebook, tuy nhiên cô không lo lắng về việc thông tin cá nhân bị tiết lộ.
Vấn đề phức tạp ở chỗ các nhà nghiên cứu Harvard buộc phải bảo vệ thông tin cá nhân của sinh viên trong khi các cơ quan cấp phép, chứng nhận liên tục yêu cầu chia sẻ dữ liệu- như điều kiện mà Hiệp Hội Khoa Học Quốc Gia Mỹ đã đưa ra để ủng hộ nghiên cứu Facebook của Harvard.
Những tranh cãi xoay quanh nguồn dữ liệu của Harvard xuất hiện khi con người ngày càng quan tâm hơn đến nghiên cứu mạng xã hội liên quan đến các nguyên tắc trong xã hội học, giao tiếp, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, kinh tế, khoa học vi tính và tâm lý học.
'Tập hợp xã hội hoàn chỉnh'
Vào năm 2006, nhóm nghiên cứu về văn hóa, chủng tộc và sức khỏe cộng đồng của Kaufman được thành lập, gồm 4 nhà xã hội học của Harvard và một nhà xã hội học từ Đại học California, Los Angeles bắt đầu nghiên cứu hồ sơ của một khóa sinh viên để xây dựng dữ liệu cho nghiên cứu khoa học xã hội.
Họ đã tải thông tin về giới tính, địa chỉ, chuyên ngành, quan điểm chính trị, mạng lưới bạn bè, sở thích về phim ảnh, sách, âm nhạc... trên hồ sơ của sinh viên. Để xác định dân tộc, chủng tộc, họ kiểm tra ảnh và các câu lạc bộ mà sinh viên tham gia.
|
Michael Zimmer, học giả về
quyền cá nhân tại Đại Học Wisconsin ở Milwaukee, cho rằng các phương
pháp nghiên cứu trong dự án mạng xã hội của Harvard “lẽ ra nên quan tâm
hơn đến vấn đề đạo đức” |
Nguồn dữ liệu có thể không đáng tin cậy do nhóm được chọn không đại diện cho đối tượng nghiên cứu, hoặc do các vấn đề thành kiến. Nhóm nghiên cứu của Kaufman không những đã tích lũy được nguồn dữ liệu phong phú mà còn cải thiện nó bằng cách thu thập thông tin từ cùng một khóa sinh viên trong vòng 4 năm.
Rõ ràng, Kaufman đã sử dụng sinh viên của Harvard như những “Phụ tá nghiên cứu”. Vấn đề ở đây là mỗi sinh viên đó thực sự có ý định công khai hồ sơ và cho phép tải xuống hay không.
Kaufman khẳng định đã không thông báo cho sinh viên biết việc nhóm nghiên cứu tải và sử dụng thông tin cá nhân của họ. "Tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng việc đó là điều không cần thiết, cả về luật pháp và đạo đức," Kaufman nói.
Rối ren đạo đức online
Trường hợp trên của Đại học Harvard đã phản ánh cách thức internet thay đổi mối quan hệ giữa nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu có thể có sử dụng nội dung trên mạng mà không cần phải thông báo cho người viết thông tin hay xem họ là “đối tượng con người”. Tuy nhiên, từ dữ liệu tổng hợp vẫn có thể suy ra từng cá nhân cụ thể.
Theo bà Elizabeth A. Buchanan, Giám đốc Trung tâm Đạo đức học Ứng dụng, vấn đề cơ bản ở đây là làm thế nào để bảo vệ tốt nhất đối tượng nghiên cứu, “và nhiều khi trong nghiên cứu Internet, những vấn đề trên trở nên lẫn lộn, rối ren.”
Phát ngôn viên của Đại học Harvard, ông Jeff A. Neal lưu ý: "các quy định liên bang hiện hành về đối tượng nghiên cứu- con người đã được xây dựng trước thời đại Internet và vẫn cần có thêm hướng dẫn cho Hội đồng xét duyệt định chế của Harvard (IRB) về các vấn đề liên quan đến công nghệ mới, đang phát triển cũng như các rủi ro tiềm ẩn".
Ông nói thêm: "Các lãnh đạo liên bang, các hiệp hội chuyên nghiệp và IRB đang cùng hợp tác để hiểu rõ các rủi ro trên cũng như phát triển các nguyên tắc hướng dẫn."
- Lưu Ly (lược dịch theo Chronicle)