Số dư nợ của 6 công ty liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên tại ACB còn tới 7.416 tỷ đồng.
Các tin liên quan

Bầu Kiên vào tù, nhà Trần Mộng Hùng thống trị ACB

ACB: Bầu Kiên rút 7000 tỷ, lỗ 1700 tỷ vì vàng

Từ tháng 9/2012, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện thanh tra toàn diện về vấn đề này song chưa công bố kết luận.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất 2012 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã được kiểm toán, trong nợ gần chú ý của ACB năm ngoái đã lên đến 5.421,1 tỷ đồng, con số này gấp 17 lần năm 2011.

Nhóm nợ này bao gồm 3.511,5 tỷ đồng cho vay đối với 6 công ty do ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch hoặc là Thành viên HĐQT (gọi tắt là nhóm 6 công ty).

Trong số này, ACB cho hay, 1 công ty đang bị điều tra từ bên ngoài từ tháng 8/2012 sau khi ông Kiên bị bắt giữ. Các cơ quan chức năng đang tìm kiếm thông tin liên quan đến các giao dịch và số dư giữa ACB với các công ty này.

Tại phần lưu ý của kiểm toán, PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC) cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động của ACB từ tháng 9/2012. 

{keywords}
Khoản dư nợ chính của 6 công ty liên quan tới bầu Kiên tại ACB hơn 7.000 tỷ đồng.

“Chúng tôi hiểu rằng, một trong các mục tiêu chính của cuộc thanh tra này là nhằm điều tra số dư của ngân hàng với 6 công ty liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên” – theo PwC.

Theo đó, tại ngày 31/12/2012 và tại ngày phê duyệt báo cáo tài chính hợp nhất này, ngân hàng chưa được thông báo về kết quả của cuộc thanh tra. Do vậy, kết luận của cuộc thanh tra và ảnh hưởng của kết luận (nếu có) đã không được phản ánh trong báo cáo tài chính hợp nhất này.

Thuyết minh tài chính của ACB cũng hé lộ, ngoài các khoản cho vay, ngân hàng còn có số dư đầu tư vào chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn và các khoản phải thu khác với những công ty này.

Trong đó, khoản dư đầu tư vào chứng khoán là 2.450 tỷ đồng với lãi suất từ 5,29-14,85%/năm, đáo hạn đến năm 2018 và 2020.

Tổng cộng, tại ngày 31/12/2012, số dư đã lên tới 7.128,3 tỷ đồng. Ngân hàng phải dự phòng cụ thể 171,87 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, BCTC của ACB cũng lưu ý khoản lãi phải thu từ trái phiếu do 3 trong số 6 công ty phát hành đến hạn trong tháng 11/2012 và tháng 3/2013 với tổng số tiền là 287,66 tỷ đồng. Tuy nhiên, ACB đã gia hạn thời hạn trả các khoản này đến năm 2015 và năm 2018. Dự phòng trích lập 14,75 tỷ đồng.

Như vậy, tổng dư nợ của 6 công ty này tại ACB phải là 7.415,98 tỷ đồng.

Nắm tài sản thế chấp gần 7.123 tỷ đồng

Cuối năm 2012, sau khi nhóm 6 công ty này bầu ra Ban lãnh đạo mới, người đại diện pháp luật mới và hoạt động đi vào ổn định, ACB đã ký thỏa thuận với 5 trong số 6 công ty này, yêu cầu mọi giao dịch tài chính, giao dịch thanh toán, nhận thanh toán của các công ty này phải thực hiện thông qua tài khoản mở tại ACB.

Thỏa thuận cũng quy định, ACB có quyền yêu cầu các công ty bán, chuyển nhượng tài sản đảm bảo khi giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm chuyển nhượng cao hơn tại thời điểm thế chấp.

Ngoài ra, thu nhập từ danh mục đầu tư của các công ty, bao gồm cả những khoản đầu tư không thể thế chấp tại ACB sẽ được dùng để thanh toán nghĩa vụ nợ với ACB.

Thỏa thuận với công ty thứ 6 được ký ngày 5/3/2012 cũng có các điều khoản tương tự.

Tổng cộng, đến 31/12/2012, khối tài sản thế chấp mà ACB đang nắm giữ để đảm bảo cho số dư với 6 công ty này đạt 7.122,8 tỷ đồng.

(Theo Dân trí)