Cụ thể, thành phố Vị Thanh có 26 lớp, huyện Vị Thủy 24 lớp, huyện Phụng Hiệp 27 lớp, huyện Châu Thành A 19 lớp, huyện Long Mỹ 32 lớp…

Tại các lớp học này, lao động nông nghiệp được đào tạo các nghề như trồng trọt, chăn nuôi, may công nghiệp, đan dây nhựa, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật chế biến món ăn…

Vì là tỉnh thuần nông, trong xu thế chuyển đổi cơ chế kinh tế nên nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của tỉnh rất lớn.

Trong nhiều năm qua, Hậu Giang chú trọng triển khai đề án 1956 và các đề án khác để tạo cơ hội cho người nông dân có thêm nhiều cơ hội chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống. 

Để thuận tiện và cũng nhằm thu hút các học viên, các khóa học được thiết kế ngắn, dưới 3 tháng và tổ chức bằng nhiều hình thức: dạy tập trung tại các cơ sở dạy nghề, dạy nghề lưu động tại các xã, thị trấn trên địa bàn; dạy nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh theo hợp đồng đào tạo gắn với giải quyết việc làm.

{keywords}
Hậu Giang mở 171 lớp đào tạo nghề nông thôn

Nếu như trước đây, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào cây lúa, cây mía, hoa màu, chăn nuôi… thì hiện nay, người dân đã có thể sống được với nghề mà mình đã học. Nhiều nghề mới đang được phổ biến, cho thu nhập khá cao, giúp người nông dân vốn “một nắng hai sương”, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” đang dần thay đổi nhận thức trong chọn nghề để làm ăn sinh sống.

Các ngành nghề nông nghiệp, như nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi thú y, trồng trọt có tỷ lệ lao động có việc làm cao. Nghề đan lục bình, nhờ liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho lao động, nên thu hút nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương, nhất là lao động nữ. Một số nghề mới, như: May công nghiệp, may gia dụng, hàn, xây dựng, bảo vệ... có việc làm sau học nghề cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao vì được giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp.

 Bảo Anh