Nằm trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu ôn hòa, điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi, Hậu Giang có tiềm năng phong phú, đa dạng trong phát triển nông nghiệp.
Theo dự thảo Kế hoạch, ngành nông nghiệp đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2025 đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực I bình quân đạt 3%/năm. Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 70%, nâng năng suất lao động khu vực I bằng mức bình quân của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì mức 3%, tăng cường trữ lượng, chất lượng rừng. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt 30%; sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt 25%; tỷ lệ giá trị nông sản ứng dụng công nghệ cao đạt 20%; diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5 đến 2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.
Xây dựng thành công 5 nông sản chủ lực (lúa, mít, chanh không hạt, cá thát lát, lươn) định vị thương hiệu tiêu thụ ở ba thị trường: nội tỉnh, vùng miền và xuất khẩu. Đồng thời, phát triển 4 loại nông sản đặc trưng, tiềm năng gắn với phát triển du lịch (khóm, mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ, cá dày). Xây dựng 15 mô hình hợp tác xã và 3 liên hiệp hợp tác xã phát triển toàn diện, hoạt động hiệu quả. Xây dựng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tối đa hóa việc tái tạo và tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp để tạo thêm sản phẩm mới, cơ cấu lại nền nông nghiệp, tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu nông sản, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường gắn với chuyển đổi số, nâng cao năng xuất lao động và triển khai hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp. Kinh phí dự kiến để thực hiện mục tiêu này hơn 2.500 tỷ đồng.
Tại cuộc họp, các sở, ngành cơ bản thống nhất nội dung Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp, qua đó đề nghị ngành cần cụ thể hơn các nhiệm vụ, giải pháp theo từng nhóm mục tiêu, thời gian thực hiện theo từng năm, quan tâm nghiên cứu, phát triển các nhóm cây trồng, vật nuôi đạt năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu với sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, bổ sung phát triển các nhóm cây trồng, vật nuôi tiềm năng như: chuối xiêm, khóm MD2, mấm dược liệu, mấm ăn…
Để góp phần thực hiện thành công các Chương trình, Đề án phát triển nông nghiệp của tỉnh, bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước, tỉnh đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư để kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; trong đó, ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi, phát triển công nghiệp chế biến
Cửu Long