Hậu Giang là tỉnh có khá đông đồng bào Khmer sinh sống, với trên 30.600 người, đa số đồng bào sống bằng nghề nông.

Hiện nay, toàn tỉnh có 8.187 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với trên 30.300 người, chiếm 4,16% dân số toàn tỉnh. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer có trên 24.100 người; dân tộc Hoa 6.015 người; dân tộc Chăm và các dân tộc khác 215 người. Toàn tỉnh có gần 1.500 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số.

Những năm gần đây, vùng đồng bào DTTS tỉnh Hậu Giang có nhiều thay đổi, bộ mặt nông thôn khởi sắc, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh cho bà con tiếp tục được đầu tư. Nhờ vận dụng tốt chính sách dành cho đồng bào DTTS và các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trong xây dựng NTM, hộ nghèo đồng bào DTTS tỉnh Hậu Giang đã giảm đáng kể từ 32,15% vào cuối năm 2016 xuống còn 13,24% vào cuối năm 2022.

W-anhchaugiang.png
Một góc thánh đường Mubarak tại ấp Châu Giang

Trong năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, nhất là chính sách chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xây dựng NTM...”.

Mục tiêu là phát triển toàn diện kinh tế - xã hội địa phương, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách mức sống giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng khác trên địa bàn tỉnh.

Năm 2024, Hậu Giang đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 2 - 3%; 95% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 10,45%...

Năm 2025, phấn đấu hộ nghèo DTTS giảm trên 2%/năm; hỗ trợ xây dựng, nhân rộng 150 mô hình, dự án giảm nghèo; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tìm việc làm; phấn đấu 50% xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn; 100% xã vùng DTTS có đường ô tô đến trung tâm xã và đường liên xã được rải nhựa hoặc bê tông hóa; 92% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 90% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề...

Nhóm PV