Website không chỉ là nơi doanh nghiệp quảng bá thông tin sản phẩm/dịch vụ với khách hàng mà còn là nơi khách hàng tương tác trực tiếp thông qua những công cụ chatbot hoặc thanh toán trực tuyến…
Bảo vệ website là một vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. |
Theo anh Mai Xuân Cường, Trưởng phòng An ninh hạ tầng ứng dụng thuộc Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security – VCS), chính vì các tiện ích này, những cuộc tấn công nhắm đến những “trụ sở số” của các tổ chức/doanh nghiệp sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng vô cùng nghiêm trọng.
Hậu quả khôn lường từ những cuộc tấn công vào website của doanh nghiệp
Có những tác hại có thể thấy ngay lập tức như khi bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) làm trang web bị tê liệt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn hạ thấp uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Không những vậy, bằng việc lợi dụng lỗ hổng trên ứng dụng web, hacker có thể tấn công xâm nhập, tạo bàn đạp tấn công vào hệ thống máy chủ website doanh nghiệp khiến thay đổi giao diện (deface) hay giả mạo (phishing) nhằm bôi xấu doanh nghiệp/chính trị như một số cuộc tấn công đã thấy trong thời gian gần đây. Ngoài ra, với việc ngày càng nhiều giao dịch được thực hiện trực tiếp trên website, tin tặc có thể từ đó lấy cắp các dữ liệu khách hàng lưu trữ trên website (như thông tin cá nhân, thẻ tín dụng, v.v…).
Bảo vệ website là một vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. |
Thế nhưng, theo anh Cường, hiện nay việc doanh nghiệp tự bảo vệ website trước các nguy cơ tấn công đang ngày càng nhiều lại là một thách thức đầy khó khăn. Đầu tiên phải kể đến việc các doanh nghiệp còn thờ ơ, chưa ý thức được tầm quan trọng việc bảo vệ website, nên không có biện pháp phòng chống nào cụ thể. Thứ hai, các doanh nghiệp không chỉ cần dành một khoản chi phí khá tốn kém dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng đáp ứng yêu cầu mà còn phải có nhân sự an toàn thông tin chuyên trách để vận hành hạ tầng mạng nói trên. Đây là điều này gần như bất khả thi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Giải pháp an toàn thông tin tối ưu cho các website
Theo anh Cường, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tìm các dịch vụ bảo vệ website trên nền đám mây như giải pháp Cloudrity của công ty An ninh mạng Viettel. Với ưu thế là một nhà mạng với hạ tầng lớn, giải pháp Cloudrity trên nền tảng điện toán đám mây sẽ giúp website doanh nghiệp đứng vững trước các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn.
Không chỉ vậy, việc được tích hợp tường lửa ứng dụng web của Cloudrity còn như một chốt chặn tin cậy, giúp “vá lại” các lỗ hổng bảo mật của website (có thể phát sinh trong quá trình thiết kế, hoặc cấu hình hệ thống, do lỗi của lập trình viên hoặc sơ suất trong quá trình vận hành), ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm năng nhắm vào hệ thống web của doanh nghiệp.
Điểm lợi thế hơn cả của giải pháp Cloudrity đến từ sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia An toàn thông tin của Viettel Cyber Security. Với kinh nghiệm “thực chiến” lâu năm cùng tri thức được tích hợp, giải pháp Cloudrity có thể nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các nguy cơ tấn công website, đảm bảo an toàn cho hệ thống web của khách hàng.
Được thiết kế với giao diện thân thiện, người dùng chỉ cần vài thao tác đơn giản như đăng ký dịch vụ, khai báo tên miền lên Cloudrity và giao phó toàn bộ website cho Viettel Cyber Security mà không lo lắng bị tấn công website.