- Khảo sát cho thấy nữ giới gần như không dám lên tiếng bảo vệ hoặc có hành động bênh vực nạn nhân bị quấy rối tình dục nơi công cộng.

Khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp tại các điểm chờ xe bus ở nội thành Hà Nội của nhóm các bạn sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho thấy, số lượng người chứng kiến hành vi quấy rối tình dục nơi công cộng là xấp xỉ 45%.

{keywords}

Trong đó, hơn 80% nam giới im lặng trước những hành vi này. Đáng nói hơn 0% nữ giới lên tiếng bảo vệ hoặc có hành động bênh vực nạn nhân.

Hầu hết nữ giới được hỏi đều lựa chọn lảng tránh thay vì phản kháng khi bị quấy rối tình dục.

Khi được hỏi lí do, họ thường trả lời rằng vì họ ngại khi bản thân bị quấy rối tình dục nơi công cộng, và sợ rằng sẽ chẳng ai quan tâm ngay cả khi mình lên tiếng tự bảo vệ bản thân.

Từ khảo sát trên, nhóm sinh viên của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông lên ý tưởng xây dựng một tình huống giả định nhằm so sánh hai kết quả của hai cách ứng xử: im lặng/hét lên và thực hiện video có tên: "Hãy hét lên, sao phải sợ!".

Nội dung của video vô cùng đơn giản. Một cô gái chứng kiến một cô gái khác đã làm điều mà chính bản thân mình không dám làm, đó là hét lên khi bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng, cụ thể là xe bus.

Video không chỉ là sự thúc đẩy tinh thần cho đối tượng là nạn nhân, mà còn khơi dậy sự lên tiếng từ chính những người chứng kiến, thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Video "Hãy hét lên, sao phải sợ" của nhóm sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông là một trong 6 dự án truyền thông mà UNWomen phối hợp cùng Trung Tâm Tình nguyện VVC thực hiện, thuộc dự án truyền thông “He For She” – “Nam giới vì Phụ nữ” với mục tiêu lan rộng cái nhìn về bình đẳng giới, đặc biệt là sự bình đẳng đối với giới nữ.

Video "Hãy hét lên, sao phải sợ" của nhóm sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông:

Hà Phương