Đây là một trong những bộ phim nổi tiếng nhất nếu cần dẫn chứng một bộ phim về đề tài giáo dục. Ngay cả ngôi sao nổi tiếng của Hollywood Brad Pitt cũng thừa nhận rằng đó là một trong những bộ phim làm thay đổi anh.

{keywords}
 

Từ những người thầy truyền cảm hứng

Tưởng là một đề tài khô khan và thậm chí khiến nhiều người nghĩ là hơi giáo điều, nhưng nhiều bộ phim về đề tài giáo dục lại đem đến cho khán giả những bộ phim truyền cảm hứng và nhiều trong số đó trở thành những tác phẩm điện ảnh kinh điển.

Phần lớn những bộ phim giáo dục của Hollywood thường thích khai thác hình ảnh người thầy khi bị đặt vào những thử thách khó khăn nhưng cuối cùng, bằng lòng đam mê, nhiệt huyết và cách truyền dạy đầy cảm hứng, họ đã phá vỡ những rào cản thử thách đó và trở thành những người thầy mẫu mực.

{keywords}
“Cô giáo quân nhân” đã dần dần thay đổi những đứa học trò ngỗ ngược và khiến chúng… quay đầu

Trong Dangerous Minds (Những trí óc nguy hiểm - 1995), bộ phim dựa theo câu chuyện có thật, nữ diễn viên kỳ cựu Michelle Pfeiffer vào vai LouAnne Johnson, một nữ quân nhân sau khi rời lực lượng hải quân Mỹ đã trở thành giáo viên của một trường trung học ở khu vực nhiều bất ổn tại California. Bản thân LouAnne cũng vừa li dị chồng và đang đối mặt với những vấn đề của cá nhân. Và ngay trong những buổi giảng đầu tiên, cô liên tiếp chịu những thử thách khi đối mặt với những đứa học trò cá biệt, thậm chí còn nghiện ma túy.

Do được trui rèn trong quân đội và không dễ dàng đầu hàng trước khó khăn, LouAnne bắt đầu thay đổi phương pháp giáo dục một cách trực quan sinh động hơn, thậm chí ngay cả vẻ bề ngoài của mình để dần dần chinh phục những đứa học trò hư hỏng. Bằng cách truyền dạy chúng những bài võ karate, những ca từ đầy cảm hứng và giàu chất thơ của Bob Dylan…, “cô giáo quân nhân” đã dần dần thay đổi những đứa học trò ngỗ ngược và khiến chúng… quay đầu bằng sự từ tâm và nhẫn nại của mình.

{keywords}
Cô giáo Erin quyết định tạo ra những “trò chơi” để bọn trẻ thấu hiểu chính mình và những bạn học trong lớp

Năm 2007, nữ diễn viên hai lần đoạt giải Oscar là Hilary Swank cũng chinh phục nhiều người xem trong bộ phim có tên Freedom Writers (Những cây viết tự do). Freedom Writers cũng dựa theo một câu chuyện có thật, được lấy cảm hứng từ những cuốn nhật ký của học sinh lớp 203 ở Long Beach vào năm 1996.

Erin Gruwell (Hilary Swank đóng) là một giáo viên mới ra trường, theo đuổi “chủ nghĩa lý tưởng” được phân công dạy Anh văn tại một trường trung học gồm nhiều học trò nghèo đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đó là giai đoạn mà thành phố Los Angeles đang đối mặt với tình trạng bạo lực học đường, kì thị chủng tộc khá nặng nề. Các học sinh trong lớp học của Erin đón nhận cô giáo mới với một thái độ thù địch vì cô là người da trắng duy nhất trong lớp học toàn da màu. Từ những tổn thương mà bọn trẻ phải chịu đựng từ trường học, gia đình đến xã hội bên ngoài, đám học trò sẵn sàng xù lông và lao vào đánh nhau bất chấp lý lẽ.

Với một lớp học phức tạp như vậy, Erin quyết định tạo ra những “trò chơi” để bọn trẻ thấu hiểu chính mình và những bạn học trong lớp. Từ những phương pháp giáo dục mới mẻ nhưng chạm được vào trái tim, từng đứa học trò chống đối trước đó dần dần thay đổi, chúng chia sẻ những nỗi đau, những vết thương và mất mát và bọn chúng phải chịu đựng. Và từ những bài học cảm hứng của cô Erin, bọn trẻ bắt đầu viết những suy nghĩ của chúng vào một cuốn sổ có tên là “Freedom Writers” – những chất liệu tuyệt vời để các nhà giáo dục và sau này là các nhà làm phim hiểu được những vấn đề của xã hội Mỹ được thu nhỏ trong một lớp học “đa chủng tộc” và cách thực hành phương pháp giáo dục hiệu quả của một cô giáo theo đuổi chủ nghĩa lý tưởng đến tận cùng để cảm hóa học sinh.

{keywords}
Khi Katherine từ giã ngôi trường nghệ thuật để đến châu Âu, những cô sinh viên xinh đẹp đã đạp xe đuổi theo cô giáo để tiễn cô trong nụ cười và nước mắt

Trong Mona Lisa Smile (Nụ cười Mona Lisa - 2003) của đạo diễn Mike Newell, ngôi sao Julia Roberts vào vai một nữ giáo sư giảng dạy về lịch sử nghệ thuật và cũng có những phương pháp tiếp cận tinh tế để thay đổi tư duy và tầm nhìn của những cô sinh viên con nhà gia thế luôn chống đối lại giáo viên của mình trong giai đoạn những năm 1950s tại nước Mỹ.

Phương pháp của Katherine Ann Watson (Roberts) là giúp cho những nữ sinh viên thông minh trong ngôi trường nghệ thuật này trở thành những người phụ nữ cấp tiến, xây dựng sự nghiệp riêng mà không phải chịu những ràng buộc hay phải hi sinh cho những khuôn mẫu cứng nhắc của xã hội lúc bấy giờ như phụ nữ dù có giỏi đến mấy thì cũng làm vợ và làm mẹ mà thôi.

Cách giảng dạy nghệ thuật đầy tinh tế và cảm hứng của Katherine đã dần dần thay đổi những nữ sinh viên ưu tú trong ngôi trường bảo thủ. Và đoạn kết của bộ phim đã để lại một khoảnh khắc thực sự cảm động. Khi Katherine từ giã ngôi trường nghệ thuật để đến châu Âu tiếp tục công việc của mình, những cô sinh viên xinh đẹp đã đạp xe đuổi theo cô giáo để tiễn cô trong nụ cười và nước mắt. Và ta biết rằng, chỉ với khoảnh khắc đó, họ đã thực sự được “đốn ngộ” để nhận ra rằng họ nhận ra đâu là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người.

{keywords}
John Keating truyền dạy cho học trò cách coi thường điểm số và thành tích

Ngôi sao hài Robin Williams cũng có một vai diễn xuất sắc trong bộ phim về đề tài giáo dục có tên Dead Poets Society (1989). Bối cảnh của bộ phim là ngôi trường Welton Vermont, trường trung học nổi tiếng dành cho học sinh nam con nhà giàu với những nguyên tắc vàng như truyền thống, danh dự, kỷ luật và chất lượng. Có điều, những truyền thống khắc kỷ này biến những cậu học trò mới lớn sống trong khuôn phép và hiếm khi dám thể hiện bản thân mình. Nhưng kể từ khi John Keating (Williams đóng), một giáo viên tiếng Anh có tư tưởng tiến bộ, thích tự do và đam mê thơ ca cổ điển, những nam sinh trong ngôi trường này đã được truyền cảm hứng để thay đổi.

John Keating truyền dạy cho họ cách coi thường điểm số và thành tích, thay vào đó là cách “nắm bắt khoảnh khắc” giúp họ thăng hoa và có cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, dám theo đuổi đam mê của mình, đấu tranh cho lẽ phải và chống lại những khuôn mẫu cổ hủ.

Câu tagline (chủ đề) nổi bật của bộ phim là: “Một vài người có thể không bao giờ dám tin vào bản thân họ, cho đến khi một ai đó tin họ” đã thể hiện rất rõ chủ đề của bộ phim này.

Hãy theo đuổi đam mê

Bộ phim Good Will Hunting (1997) cũng là một trong những bộ phim xuất sắc về đề tài giáo dục. Kịch bản của bộ phim này do hai chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp trường Đại học Harvard là Matt Damon và Ben Affleck chấp bút. Không chỉ thế, họ còn đóng hai vai chính trong bộ phim kể về một thiên tài toán học vốn xuất thân là một anh chàng quét dọn vệ sinh trong trường đại học.

{keywords}
 

Good Will Hunting do Gus Van Sant đạo diễn, nhận tới 9 đề cử Oscar năm 1998 và mang về giải Oscar đầu tiên cho đôi bạn Matt Damon-Ben Affleck ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất và biến họ trở thành hai ngôi sao điện ảnh nổi tiếng đến bây giờ.

Trong bộ phim này, câu chuyện của chàng trai Will Hunting (Matt Damon đóng) có đầu óc thông thái nhưng xuất phát điểm thấp, được một giáo sư đại học (cũng do Robin Williams đóng) phát hiện và truyền dạy kinh nghiệm để cậu trở thành một thiên tài toán học thực sự đã đem lại những khoảnh khắc và bài học thực sự có giá trị trên con đường mỗi người tự tìm ra giá trị đích thực cho bản thân mình.

Và nói về những kẻ theo đuổi sự ưu tú, theo đuổi đam mê cũng như chống lại sự thủ cựu, các nguyên tắc giáo dục khô cứng trong một xã hội trọng bằng cấp, bảng điểm… không thể không kể tới Three Idiots (Ba gã ngốc) – bộ phim xuất sắc của điện ảnh Ấn Độ mà người viết đã nhắc ở đầu bài.

{keywords}
 

 

Bộ phim có bối cảnh ở Học viện Cơ khí Hoàng gia ICE ở Delhi, một ngôi trường danh giá mà rất nhiều sinh viên theo học, dù đôi khi đó không phải là đam mê của họ hay bị gia đình cưỡng ép.

Ba chàng sinh viên Farhan, Raju và Rancho đã bắt đầu những ngày tháng dùi mài trên giảng đường của ngôi trường này để nhận ra đâu là niềm đam mê thực sự mà họ xứng đáng theo đuổi và dấn thân.

Nổi bật trong số đó tất nhiên là chàng sinh viên thông minh, thậm chí rất láu cá tên là Rancho (do ngôi sao Aamir Khan đóng). Cậu đã giúp những người bạn của mình phá vỡ những nguyên tắc máy móc, cứng nhắc và giáo điều để nhận ra những bài học đích thực của cuộc sống.

Bộ phim dài gần 3 tiếng đồng hồ với những câu chuyện hỉ nộ ái ố cũng như tràn ngập tiếng cười lẫn nước mắt đã đem lại cho người xem những bài học giáo dục mang tính phổ quát, ví dụ như “nếu không có ước mơ đủ lớn, cả cuộc đời bạn sẽ đi làm thuê cho ước mơ của người khác”, hay, “thái độ quyết định cuộc sống của bạn” và cuối cùng là câu thoại cảm hứng nhất, “hãy theo đuổi sự ưu tú, và sự thành công sẽ theo đuổi bạn!”.

Lâm Lê

GS Phan Đình Diệu: "Chiều dài nào cho đất nước?"

GS Phan Đình Diệu: "Chiều dài nào cho đất nước?"

"Bởi tự rất xa nhìn cái gần mới thật" - Từ bờ Tây của Đại Tây Dương, GS Phan Đình Diệu đã "bao lần gọi tên đất nước" và canh cánh bên lòng câu hỏi "Liệu sẽ là chiều dài nào cho đất nước?".