Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng khi bắt đầu được 1h em thấy mỏi. Sau đó là cảm giác ê ẩm rồi hoa mắt. Còn khi cọ vẽ tới đâu là em nhột tới đó.


Nguyễn Ngọc Thy Na (23 tuổi) là một cái tên khá quen thuộc trong số ít những người mẫu theo đuổi bộ môn nghệ thuật body pating (vẽ trên cơ thể người). Từng quyết định “bỏ ngang” con đường học văn hóa, nhằm tìm tòi, học hỏi trở thành người mẫu, đến giờ, Thy Na được đánh giá là một 9x "tự tin có thừa".

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với Thy Na cảm giác đọng lại là một sự đam mê và hi sinh cho nghệ thuật khá quyết liệt. Có những bí ẩn ở các góc khuất của nghề mà không phải người mẫu nude nào cũng hiểu, biết và nhận ra được.

Bỏ ngang học văn hóa để làm người mẫu

Trước khi làm mẫu body panting, Thy Na biết đến bộ môn nghệ thuật này như thế nào?

- Một lần tình cờ, em xem bộ lịch của nước ngoài về nghệ thuật body panting. Cảm giác thú vị thôi thúc nên em lên mạng tìm hiểu và càng thấy bất ngờ hơn trước những thông tin và hình ảnh về body panting. Mặc dù bản tính nhút nhát nhưng trong em đã xuất hiện suy nghĩ, nếu có cơ hội mình sẽ thử sức trong lĩnh vực này.

{keywords}

Thy Na rất cởi mở khi chia sẻ về nghề nhạy cảm mình đang theo đuổi

Được biết, sau khi dừng việc học chuyên ngành bưu chính viễn thông, Thy Na làm tóc, làm người mẫu...Vì sao Thy Na tự tin làm người mẫu – giới đầy thị phi này?

- Ngược lại bản chất, em là người nhát gan, tự ti lắm. Nhớ lúc đi học cấp 2, em thuộc diện bé hạt tiêu của lớp và gương mặt không có gì nổi bật. Đến khi học hết cấp 3, em bất ngờ "trổ mã" và cao lên một cách bất ngờ. Khuôn mặt em cũng dần thay đổi và bớt góc cạnh hơn. Lúc này, em nghĩ, mình hãy cứ thử bắt đầu bằng việc làm người mẫu nghiệp dư xem sao (cười).

Chuẩn đẹp của một người mẫu body panting là gì?

Em nghĩ body panting không cần phải chuẩn đẹp, bởi nó còn tuỳ thuộc vào ý tưởng của hoạ sĩ. Hình thể chuẩn chỉ là 1 trong những lợi thế nhưng cái "đẹp" trong sự phối hợp giữa họa sỹ và người mẫu là quan trọng để cộng hưởng nên sự thăng hoa cho tác phẩm.

Nhiều người cho rằng, nếu làm mẫu body panting chỉ cần hình thể đẹp còn khuôn mặt không quan trọng, thực tế thế nào?

- Bản thân em tự nhận thấy hình thể của mình cũng không tốt cho lắm và khuôn mặt không có gì đặt biệt. Trên thực tế, nếu ý tưởng họa sỹ định nhấn tác phẩm trên cơ thể hay trên khuôn mặt mới là quan trọng và lúc đó người mẫu phải có sự phối hợp với họa sỹ bằng cách tạo dáng cũng như biểu cảm cơ thể để bật lên ý tưởng của tác phẩm.

Khi mới bắt đầu vào nghề, em có khó khăn khi học sự biểu cảm của môn nghệ thuật này không?

- Trước khi làm mẫu body panting em từng làm mẫu ảnh nhiều rồi nên cũng tiếp nhận được ý tưởng và diễn chúng khá nhanh và theo cách tốt nhất.

Yêu nghề nhưng không “sống bằng nghề”

Thực tế, người ta nói rằng, làm người mẫu là công việc mang lại nhiều tiền. Với nghề làm mẫu của em, thu nhập như thế nào?

- Sự thực là công việc này không đem đến thu nhập cao cho em như mọi người tưởng. Vì đam mệ nó nên em đã đồng ý để các họa sĩ thực hiện ý tưởng lên cơ thể. Tuy nhiên, quá trình hợp tác này hầu như chỉ được thực hiện giữa 2 người là mẫu với họa sỹ và trong phòng kín đáo. Ngoài đó ra, em cũng có nhận được nhiều lời mời để làm mẫu vẽ với giá cát sê cao nhưng em đều từ chối vì không muốn “vạch áo cho người xem lưng” ở những nơi đông người ...Vì vậy thu nhập của em rất bình thường. Em không “sống bằng nghề” – tức bằng thu nhập của nghề này như những người mẫu trình diễn thời trang, hình thể và gương mặt gợi cảm…

Thị phi hẳn đem lại nhiều phiền phức cho em khi theo nghề. Em đã hứng chịu những áp lực như thế nào?

- Thực sự khi bắt đầu theo nghề em chịu rất nhiều áp lực. Nhiều ý kiến yếu tố trái chiều không tốt về nghệ thuật này. Thậm chí, có người còn khá gay gắt, họ nói như chúng em là khoe thân chứ vẽ gì mà vẽ, vẽ mấy đường trên lưng vậy là vẽ ư ...hoặc cái này có gì hay? Việt Nam chứ có phải Tây đâu mà dám cho người khác vẽ trên người như vậy...

Em phối hợp với bao nhiêu hoạ sỹ?

 Ngoài họa sỹ Ngô Lực ra thì có chị Miên Thảo. Họ làm việc rất tâm huyết và nghiêm túc. Khi làm việc với những họa sỹ này buộc mình phải hết sức tập trung để diễn đạt lại ý tưởng. Nhiều khi những yêu cầu biểu cảm cơ thể khá khắt khe thậm chí những tư thế khiến người mẫu nếu đứng lâu sẽ bị mỏi nhưng tất cả đều phải cố gắng để vượt qua.

Đâu là bí ẩn của những góc khuất trong nghề?

- Lần đầu tiên em làm mẫu phải ngồi gần 3h mà bắt buộc phải thẳng lưng. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng khi bắt đầu được 1h em thấy mỏi. Sau đó là cảm giác ê ẩm rồi hoa mắt. Còn khi cọ vẽ tới đâu là em nhột tới đó. Vì thế nên lúc đầu, khi hợp tác với họa sỹ còn chưa đạt kết quả tốt được nhưng sau đó cũng quen dần và hết cảm giác nhột... Rất may là em không bị dị ứng màu vẽ nhưng chỉ mỗi lần tắm là hơi cực và lâu hơn bình thường vì thứ màu vẽ này có độ bám dính khá cao.

Gia đình phản ứng thế nào trước việc em quyết định theo nghề?

 - Em không phải là người hư hỏng hay đua đòi nên từ bé, bố mẹ đã tin tưởng và tôn trọng các quyết định của em. Nếu không tin tưởng chắc chắn sẽ nổi giận khi em quyết định dừng theo học chuyên ngành bưu chính viễn thông để chuyển qua làm người mẫu. Một vài lần đầu, bố mẹ có đưa đón và ở lại chứng kiến em làm việc. Sau này, chính phụ huynh là người động viên em khá nhiều bởi bố mẹ cũng phần nào hiểu được sự nghiêm túc trong lao động nghệ thuật.

Học tĩnh tâm trước khi theo nghề

Thy Na cho biết, mình từng rất băn khoăn khi đặt ra hàng loạt những câu hỏi: “Làm sao một người con gái có thể khỏa thân trước mặt đàn ông hay nếu người khác biết họ có đánh giá lệch lạc về đạo đức của mình không? Tuy nhiên khi gặp một người họa sỹ lao động nghệ thuật không mệt mỏi như Ngô Lực với lời giải thích ngắn gọn, nghệ sĩ khi làm công việc này thì phải có tâm, tâm phải tịnh mới làm được, em hoàn toàn yên tâm để theo nghề”. 

Theo Thy Na, nghề người mẫu vẽ trên cơ thể có những góc khuất khác người mẫu trình diễn. Đó là bí ẩn của cơ thể họ trong nội dung bức tranh và sự phối hợp hài hoà với ý tưởng của người nghệ sỹ. Bí ẩn này, chỉ có hoạ sỹ và mẫu tự hiểu và phải tôn trọng thì mới có được sản phẩm ưng ý.

Theo Nguoiduatin