Theo những thông tin chi tiết về cuộc giải cứu được đăng trên một tạp chí y học ngày 4/4, các cậu bé trong đội bóng Thái Lan đã được các thợ lặn cứu hộ cho dùng thuốc an thần ketamine, với liều lượng không tiết lộ, khi họ đưa các em ra khỏi hang Tham Luang. 

{keywords}
Hé lộ yếu tố then chốt trong cuộc giải cứu đội bóng Thái

Các báo cáo vào thời điểm đó cho hay, các cậu bé – bị mắc kẹt trong hang suốt 2 tuần, đã được cho sử dụng thuốc an thần trong suốt chiến dịch giải cứu. Tuy nhiên, nhà chức trách Thái chỉ đưa ra vài thông tin.

“Chúng tôi sử dụng những cách đó để lũ nhỏ không bị hoảng hốt khi chúng tôi đưa chúng ra ngoài”, chỉ huy lực lượng SEAL của hải quân Thái Lan là Arpakorn

Yookongkaew nói với CNN ngay sau khi cuộc giải cứu diễn ra. “Điều quan trọng nhất là tất cả các em đều còn sống và an toàn”.

Trong một lá thư chung gửi tới Tạp chí Y học New England, ba bác sĩ người Thái Lan và một chuyên gia gây mê người Australia tham gia chiến dịch giải cứu cho biết, các cậu bé đều đeo mặt nạ trùm kín mặt được cung cấp oxy và mặc bộ đồ lặn vừa vặn với người.

Theo các bác sĩ, ketamine là lựa chọn tối ưu trong thời điểm đó do các thành viên đội bóng có nguy cơ bị hạ thân nhiệt khi ra ngoài, trong khi ketamine có tác dụng giảm lạnh và chống hạ thân nhiệt nhanh.

Ketamine được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1962 và từng được các bác sĩ quân đội Mỹ kê toa như là một loại thuốc giảm đau và an thần cho lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.

Ngày nay, ketamine được sử dụng trong các phòng cấp cứu nhi khoa, ví dụ trong trường hợp trẻ bị gãy xương, vì nó an toàn hơn các thuốc an thần khác, bác sĩ nhi khoa người Mỹ Edith Bracho-Sanchez cho biết.

Hoài Linh