Trường hợp sử dụng: Chuẩn bị cho tương lai 5G băng thông siêu rộng

Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSMA) kỳ vọng các mạng 5G sẽ bao phủ một phần ba dân số thế giới vào năm 2025, đạt 1,1 tỉ kết nối. Với khả năng kết nối của các thiết bị được gia tăng gấp 100 lần và lượng dữ liệu dự kiến sẽ tăng gấp 1000 lần vào năm 2022, nhu cầu về băng thông sẽ tiếp tục tăng theo cấp số nhân.

Thách thức dành cho các nhà điều hành mạng là phải trang bị thêm cho hệ thống mạng để hỗ trợ giao diện vô tuyến 5G siêu nhanh và các dịch vụ tốc độ cao, có độ trễ thấp mà giao diện đó hỗ trợ. Việc này sẽ đòi hỏi cộng gộp lưu lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận, đặc biệt là ở vùng biên mạng.

Bằng cách lựa chọn đầu tư vào các công nghệ cộng gộp và chuyển mạch Ethernet thế hệ mới nhất, và các phần mềm mạng thông minh, các nhà mạng di động và đơn vị cung cấp dịch vụ mạng hữu tuyến có thể chuẩn bị cho tương lai của 5G bằng các hoạt động cụ thể, bao gồm:

· Mở rộng quy mô băng thông một cách có hiệu quả về chi phí theo nhu cầu để giải quyết các yêu cầu truyền dẫn di động 5G tốc độ cực cao, dựa trên cơ sở hạ tầng cộng gộp và chuyển mạch Ethernet có thể được lập trình để mở rộng, không cần can thiệp thủ công hoặc bổ sung các phần cứng và phần mềm tốn nhiều chi phí. Khả năng mở rộng quy mô dễ dàng lên các kết nối 100G và nhiều hơn nữa cho phép các nhà mạng cung cấp các dịch vụ di động băng thông tốc độ cao hiện đại nhất ngay khi ra mắt.

· Hỗ trợ các ứng dụng 5G có độ trễ siêu thấp với cơ sở hạ tầng hữu tuyến có quy mô cực lớn như các ứng dụng thương mại, thực tế ảo, và các ứng dụng nhạy với độ trễ cần phải truyền dẫn nhiều dữ liệu trên mạng và, trong nhiều trường hợp, được ghi tạm ở vùng biên mạng. Cơ sở hạ tầng cộng gộp và chuyển mạch Ethernet thế hệ mới nhất hỗ trợ khả năng mở rộng có thể lập trình và các liên kết 10G hoặc 100G trực tiếp đến các ăng ten phát sóng.

· Kiểm soát các chi phí mạng và tăng tỷ suất lợi nhuận sẵn có từ các dịch vụ 5G với một cơ sở hạ tầng mạng được tinh giản đáng kể và hợp lý so với các công nghệ chuyển mạch truyền thống. Khi hệ thống mạng chiếm diện tích nhỏ hơn, các nhà mạng sẽ tiết kiệm được các chi phí về văn phòng, nguồn điện và hệ thống làm mát, và các chi phí về tài sản cố định của thiết bị. Mức độ đơn giản của cơ sở hạ tầng cộng gộp và chuyển mạch Ethernet cũng giúp làm giảm các nhu cầu cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia, cắt giảm được các yêu cầu và chi phí liên quan đến nhân sự.

· Ưu tiên lưu lượng mạng để đạt được cân bằng hoàn hảo giữa hiệu năng và hiệu quả về chi phí của dịch vụ 5G bằng cách kết hợp cơ sở hạ tầng cộng gộp và chuyển mạch Ethernet có khả năng mở rộng với phần mềm điều phối và tự động hóa mạng thông minh. Điều này giúp phân bố băng thông một cách linh hoạt nhằm đáp ứng các yêu cầu QoS của nhiều loại ứng dụng, bao gồm cả các ứng dụng có tỷ suất lợi nhuận cao, độ trễ thấp. Lưu lượng từ các ứng dụng ít nhạy cảm về thời gian hơn cũng có thể được định tuyến qua mạng theo cách hiệu quả nhất về chi phí.

{keywords}

Hoạch định tương lai mạng với Ciena

Cụ thể, chuyển đổi từ mạng truyền thống và cơ sở hạ tầng SDH/SONET giải phóng băng thông theo nhu cầu để hỗ trợ các dịch vụ mới, mang lại lợi nhuận, từ các dịch vụ Ethernet 10G dành cho doanh nghiệp cho các ứng dụng Internet vạn vật (IoT) và các dịch vụ truyền dẫn di động 4G và 5G, và nhiều trường hợp sử dụng cần độ trễ thấp. Đồng thời, cấu trúc liên kết mạng đơn giản hơn nhờ công nghệ cộng gộp và chuyển mạch Ethernet giúp giảm diện tích, chi phí điện và làm mát, cũng như chi phí bảo trì và hỗ trơ cho các nhà mạng.

Do nhu cầu của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đối với các dịch vụ di động và cố định băng thông tốc độ cao tiếp tục tăng mạnh, các nhà mạng cần phải xử lý nhiều trường hợp sử dụng và luồng dữ liệu trên cùng một hạ tầng hội tụ. Câu hỏi dành cho các nhà mạng là làm cách nào để bắt kịp với nhu cầu thách thức này trong khi vẫn tinh gọn được hệ thống mạng để giảm chi phí vận hành và bảo vệ tỷ suất lợi nhuận.

Phương Dung