TIN BÀI KHÁC
Đau buồn chuyện tình, nam thanh niên treo cổ
Phận bạc của nữ tiếp viên bikini Việt ở Mỹ
Chóng mặt với cà phê "sung sướng"!
Hà Hồ và cuộc chiến cho danh phận "tập 2"
Cách đây hơn 10 năm, ông Phong tình cờ nhìn thấy một tấm mộc bản trên mặt đều khắc chữ (chữ Hán) với những đường nét rất lạ của một người dân nghèo Đà Lạt ở đường Nguyên Tử Lực (phường 7, TP. Đà Lạt). Mặc dù không biết đây là mộc bản triều Nguyễn nhưng ông Phong vẫn quyết định mua lại và giữ gìn, nâng niu như một món đồ cổ có giá trị. Do vậy, khi được hiến tặng cho Nhà nước, tấm mộc bản này vẫn giữ được nguyên vẹn chữ Hán khắc hai mặt, chỉ hơi mục phần góc.
Ông Phong hiến tặng tấm mộc
bản triều Nguyễn khắc hai mặt cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV. (Ảnh:
Lâm Đồng Online) |
Khi biết đây là tấm mộc bản triều Nguyễn, ông Phong đã liên hệ với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV để hiến tặng.
Bà Phạm Thị Huệ, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tại Đà Lạt, cho biết trên báo Lâm Đồng Online rằng đây là tấm mộc bản rất có giá trị thuộc bộ sách “Đại Nam Thực lục chính biên đệ Tam kỷ” – quyển 66, mặt khắc số 21, 22.
Tấm mộc bản này là một trang sách cổ rất quý trong bộ sách được coi là báu vật quốc gia mà hiện nay đang bị thất lạc nhiều trang.
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu
thế giới đầu tiên tại Việt Nam do UNESCO
công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009. Số mộc bản này hiện đang bảo quản
tại Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt.
Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán - Nôm được
khắc
ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ
20. Tài
liệu mộc bản triều Nguyễn được tạo ra trong quá trình hoạt động của Quốc
sử quán
triều Nguyễn.
(Bee.net.vn)
Thu Hòa (Tổng hợp)