Thuốc lá nhập lậu được tái xuất thì nguy cơ quay tái thẩm lậu về Việt Nam là rất cao. Bởi vậy, việc tiêu hủy thuốc lá lậu là cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc làm lành mạnh thị trường này. 

Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cho biết, việc tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu bắt đầu thực hiện từ năm 2015, đến nay đã phát huy tác dụng rõ rệt. Chính việc tiêu hủy này đã làm giảm thuốc lá nhập lậu 30% so với năm 2014, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu hợp pháp trong nước phục hồi sản xuất và nhờ đó, đã tăng nộp ngân sách nhà nước hơn 1.000 tỷ đồng(6,2%).

{keywords}

Bộ Công thương cũng đánh giá, từ thời điểm thực hiện Quyết định số 2371 đến nay, việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cho việc tiêu hủy thuốc lá nhập lậu bị tịch thu đang thực hiện đã có hiệu quả.

Năm 2015, năm đầu tiên thực hiện tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu và hỗ trợ kinh phí tiêu hủy,  các lực lượng chức năng đã bắt giữ được 15.064 vụ, tịch thu 10.754.247 bao, tiêu hủy 10.147.156 bao. 32 tỉnh, thành phố đã tham gia vào công tác tiêu hủy. Trong đó có các tỉnh, thành phố tiêu hủy với số lượng trên 100.000 bao là : Long An, An Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp, TP.HCM, Quảng Trị, Kiên Giang, Hải Phòng, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Quảng Bình, Bình Phước.

Việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu đã từng được thực hiện theo Quyết định số 1112/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2012. Sau hai năm thực hiện thí điểm cho thấy phương án này có nhiều bất cập trong cả khâu kiểm soát và thực hiện. Do vậy, sau khi xem xét các ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngừng thí điểm tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu. Ngày 26/12/2014, Thủ tướng CP đã ban hành Quyết định số 2371/QĐ-TTg về việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá.

Trong tổng số hơn 10 triệu bao thuốc lá bị bắt giữ và tiêu hủy,  hai nhãn JET và HERO là gần 7,5 triệu bao, chiếm xấp xỉ 75% tổng số thuốc lá bị bắt. Hai nhãn này trên thực tế chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam và chỉ được người Việt Nam biết đến.

Hiệp hội cho biết, thực hiện Quyết định 2371, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá đã đóng góp kinh phí hình thành Quỹ phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và chống sản xuất, buôn bán thuốc lá giả gồm có kinh phí hỗ trợ tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu. Theo đó, mức hỗ trợ kinh phí cho công tác bắt giữ và tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả đã được nâng lên từ 1.100đ/bao lên 3.500đ/bao 20 điếu, không phân biệt giá các loại thuốc. Dự kiến, mức hỗ trợ này sẽ tăng lên 4.500 đ/bao từ 1/1/2017.

Đến nay, Quỹ đã huy động trên 33 tỷ đồng và đã chuyển cho các lực lượng trực tiếp bắt giữ và Ban Chỉ đạo 389 địa phương.

Tuy nhiên, Hiệp hội cho biết, qua một năm có dấu hiệu lắng dịu thì sang năm 2016 tình hình buôn lậu thuốc lá lại bùng phát mạnh mẽ trở lại, đặc biệt là tại các tỉnh biên giới phía Tây Nam. Các hoạt động buôn lậu thuốc lá diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi và việc vận chuyển, buôn bán thuốc lá lậu ngày càng ngang nhiên, thách thức các nỗ lực chống buôn lậu của các ngành chức năng.

Nghiêm trọng hơn, vào ngày 15/9/2016 vừa qua, các đối tượng buôn lậu đã dùng thuyền máy đuổi theo tấn công quản lý thị trường cướp lại tang vật và khiến một cán bộ quản lý thị trường tỉnh Long An thiệt mạng.

Tại các nước trong khu vực và trên thế giới đều có qui định về ghi nhãn và diện tích in cảnh báo sức khỏe đối với các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ nội địa. Ví dụ:  Campuchia cảnh báo chiếm 30% mặt trước và sau, Indonessia là 40%, Lào 30%, Malaysia 50% mặt trước và 60% mặt sau, Philippnes và Singapore 50% mặt trước và sau, các nước Úc, châu Âu thậm chí còn qui định bao bì trơn.... tái xuất đến một thị trường nước ngoài nào đó.

Các nhãn thuốc lá lậu bị bắt giữ đều không in cảnh báo sức khỏe, không in nơi sản xuất, không in thời gian sản xuất và không có giấy xác nhận chất lượng nên không đủ tiêu chuẩn, không phù hợp với qui định của bất cứ quốc gia nào để nhập khẩu.

Duyên Kỳ