Chiều 22/1, Đại sứ quán Sri Lanka dự lễ cắt băng khánh thành bức tranh gốm Sri Lanka trên đường đê Nghi Tàm Hà Nội, nối tiếp Con đường gốm sứ ven sông Hồng năm 2010.  

{keywords}
Bà Đại sứ Sri Lanka tại VN nghe họa sĩ Thu Thủy nói về bức tranh gốm vừa hoàn thành.

Dự lễ khánh thành có bà Hasanthi Dissanayake - Đại sứ Sri Lanka, Đại sứ Indonesia Ibnu Hadi, Đại sứ Venezuela Jorge Rondon Uzcategui, Bí thư thứ nhất phụ trách văn hóa, giáo dục và báo chí của Đại sứ quán Hungary Balazs Aron, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội Nguyễn Nam Hải, đại diện Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Mỹ thuật Hà Nội, tổ chức Những người bạn của Di sản Việt Nam (Friends of Vietnam Heritage). 

Bức tranh gốm cao 1,6m dài 12m được các nghệ sĩ Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội chuyển thể từ phác thảo của Văn phòng quảng bá Du lịch Sri Lanka sang chất liệu gốm và thực hiện trong vòng một tháng.

Trung tâm bức tranh là hình ảnh pháo đài đá tự nhiên hay còn gọi là "tảng đá sư tử" cao gần 200m dựng thẳng đứng giữa trời xanh - một trong những khung cảnh ấn tượng nhất của Sri Lanka. Trên đỉnh đá granite bằng phẳng này có hệ thống dấu tích thành phố cổ Sigiriya - thủ đô đô vua Kassapa I xây dựng vào thế kỷ 5. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

{keywords}
Các nghệ sĩ mất 1 tháng để hoàn thành bức tranh gốm.

Theo các truyền thuyết và tài liệu tham khảo, đã có 500 bức bích họa cổ ở Sigiriya nhưng ngày nay chỉ còn lại 22 bức. Những người đến thăm Sigiriya vào thời cổ đại, đã viết hàng ngàn bài thơ để mô tả trải nghiệm của họ trên bức tường gương ở Sigiriya. Bức tường gương này đã được tạo ra bằng cách đánh bóng mặt đá như một tấm gương và nó là một minh chứng cho kỹ thuật chế tác đá tuyệt vời ở Sri Lanka cổ đại.

Là quốc đảo có diện tích nhỏ nhưng Sri Lanka có mật độ đa dạng sinh học cao nhất châu Á. Hình tượng chim công lộng lẫy ở trung tâm bức tranh là loài chim có nguồn gốc từ Sri Lanka từ xa xưa - được coi là phương tiện đi lại của thần Skanda, một vị thần nổi tiếng trong thần thoại Sri Lanka.

{keywords}
Báo Ceylon xuất hiện trong tranh gốm. 

Trong bức tranh còn thấy có hình ảnh báo đốm Sri Lanka, còn được gọi là báo Ceylon, là một phân loài báo có nguồn gốc từ Sri Lanka đang nằm trong danh sách đỏ của IUCN về nguy cơ tuyệt chủng.

Ngoài ra, bức tranh còn khắc họa những hình ảnh đời thường rất quen thuộc ở Sri Lanka, đó là cảnh các ngư dân câu cá bằng cà kheo, vũ công Kandyan truyền thống trong điệu nhảy cầu cho mùa màng tươi tốt.

Phát biểu tại lễ khánh thành, bà Hasanthi Dissanayake - Đại sứ Sri Lanka chia sẻ: “Tôi có tình cảm đặc biệt với dự án Con đường gốm sứ của nữ họa sĩ Nguyễn Thu Thủy. Dự án mang tính nhân văn cao khi mang lại niềm vui và những tác phẩm nghệ thuật đến với đông đảo công chúng, tô điểm không gian đường phố bằng chính chất liệu truyền thống của Việt Nam. Tôi đã thực hiện được ước nguyện của mình sau nhiệm kỳ ba năm rưỡi làm Đại sứ tại Việt Nam là gửi gắm tình cảm của nhân dân Sri Lanka đến nhân dân Việt Nam thông qua đoạn tranh gốm diễn tả những nét đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc nhất của Sri Lanka trên Con đường gốm sứ". 

{keywords}
Bức tranh hoàn thành làm thay đổi cả một khúc xấu xí ở con đường gốm sứ. 

Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy – tác giả Con đường gốm sứ chia sẻ: "Tôi thật vinh dự và hạnh phúc khi được bạn bè quốc tế và công chúng dành tình cảm yêu mến đặc biệt đối với Con đường gốm sứ. Trong năm 2018, TP Hà Nội đã hoàn thành xong việc hạ thấp đoạn đê đất Cơ Xá cũ mở rộng đường Nghi Tàm, thay thế đê cũ bằng bức tường đê bê tông kiên cố. Đại sứ quán Sri Lanka là Đại sứ quán đầu tiên tặng Thủ đô Hà Nội một đoạn tranh gốm nối tiếp Con đường gốm sứ trên đường Nghi Tàm. Đây thực sự là món quà tặng ý nghĩa của bà Đại sứ Hasanthi và nhân dân Sri Lanka gửi tặng Thủ đô Hà Nội, mở màn cho dự án làm đẹp đường Nghi Tàm, cung đường quan trọng từ sân bay Nội Bài vào trung tâm thành phố Hà Nội". 

Mai Linh

Chiêm ngưỡng hai bức tranh sen khổng lồ mới xuất hiện ở Hà Nội

Chiêm ngưỡng hai bức tranh sen khổng lồ mới xuất hiện ở Hà Nội

Hai bức tranh sen khổng lồ vẽ lên hai bức tường cao 15m, dài 24m vừa hoàn thành khiến người xem choáng ngợp.