- Sau sự cố sạt lở núi tại Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đóng trên địa bàn xã Yên Na (huyện Tương Dương, Nghệ An), đến nay công tác khắc phục sự cố chỉ là “hạt cát” giữa sạt lở đồi núi, nguy cơ vùi lấp các tổ máy phát điện là rất lớn.

Sau 10 ngày xảy ra sự cố sạt lở núi uy hiếp thuỷ điện Bản Vẽ (từ ngày 13 đến 23/9), PV VietNamNet đã đến hiện trường tiếp tục ghi nhận sự việc.

Nguy cơ sạt lở cực lớn từ quả núi có độ cao hàng trăm mét xuống 2 tổ máy đang vận hành vẫn hiện hữu.

Sự cố sạt lở bắt đầu xuất hiện từ 6 giờ sáng ngày 13/9 và liên tiếp trụt lút ở nhiều ngày sau đó. Phần sạt lở tại đoạn taluy âm của đường vận hành N1 tiếp giáp với mái đào nhà máy bị sụt trượt kéo theo một phần mái đào đã được gia cố bị trượt hoàn toàn.



Khối lượng đất đá khổng lồ bị trượt theo dọc đường vận hành N1 từ đoạn Khe Mét đến nhà máy kéo dài khoảng 200m, có độ cao từ 175 đến 180m.

Phía dưới là đoạn đường N2 tiếp giáp cổng nhà máy khoảng 100m, có độ cao từ 105 đến 110m.

Phía dưới, hàng chục công nhân đang tích cực lấy đá sạt lở tại chỗ để kè bằng rào chắn lưới thép B40.

Giữa lưng chừng núi, chỉ duy nhất 1 chiếc máy xúc đang cố gắng vật lộn với đống đất đá khổng lồ bị sụt lở và 3 chiếc ô tô chuyển đất đá ra khỏi điểm núi lở.

Phía trên đỉnh điểm sạt lở, một bể nước cứu hoả nằm trên đường vận hành N1 ở độ cao 147 đã bị dịch chuyển đi gần 20m và các đoạn ống dẫn nước cứu hoả bị xô đẩy, phả hỏng.

VietNamNet ghi lại những hình ảnh khắc phục sự cố sạt lở núi có nguy cơ vùi lấp Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ.


Đường vào Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đã bị khối lượng đất đá, bùn đất trụt lún xuống lòng đường.

Đất đá luôn sẵn sàng rơi xuống bất cứ lúc nào từ trên cao xuống lòng đường vào nhà máy.









Từ độ cao hơn 100m, sự cố sạt lở núi nhìn xuống nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ mới thấy sự nguy hại của sự sạt lở cực kỳ nghiêm trọng.

Duy nhất một chiếc máy xúc tại công trường khắc phục sự cố sạt lở.







Những nỗ lực không biết mệt mỏi của công nhân đang khắc phục sự cố sạt lở bằng cách lấy đá tại chỗ phía dưới chân núi. Nhưng giải pháp đó liệu có khả thi khi khi hàng trăm ngàn khối đất đá đổ bộ xuống nhà máy.

Phía xa xa, bờ đập thuỷ điện Bản Vẽ vẫn tiếp tục xả nước lũ và phía dưới thượng nguồn các huyện Anh Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên (Nghệ An) vẫn tiếp tục bị ngập úng.

Quốc Huy

Mưa lũ tàn phá miền Tây xứ Nghệ
Tại xã Lượng Minh, cây cầu nối liền đôi bờ sông Nậm Nơn ngay tại UBND xã sau cố sụt lở đất, toàn bộ cây cầu treo đã bị đẩy xiêu vẹo, có nguy cơ cả hàng trăm ngàn khối đất đá vùi lấp dòng sông Nậm Nơn.
 
Cận cảnh núi lở uy hiếp thủy điện Bản Vẽ
Một khối lượng đất đá khổng lồ đổ ập xuống công trình nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ. Lực lượng cứu hộ đang cố gắng tích cực chống đỡ bằng mọi cách.
 
Lở núi, thuỷ điện Bản Vẽ nguy cơ bị vùi lấp
Sau nhiều ngày mưa, các huyện miền Tây Nghệ An lại bị nước lũ tàn phá nhiều tài sản nhà cửa, hoa màu và ít nhất làm 3 người chết. Nhiều tuyến đường tại huyện Tương Dương bị sạt lở nghiêm trọng, đặc biệt, một quả đồi đã trụt xuống...