Vào năm 2005, cơ quan lưu trữ của Đức đã hé mở câu chuyện về một người bà con của Adolf Hitler tên là V. Aloisia bị chính tay chân của trùm phát xít này giết chết hơn 64 năm trước vì “tội” mắc bệnh tâm thần phân liệt. Từ đó, câu hỏi liệu có thể Hitler cũng mang gien “điên điên” của một dòng họ có vấn đề về thần kinh hay không đã được đặt ra.
Câu chuyện về một căn bệnh
Aloisia sinh năm 1891, kém Adolf 2 tuổi. Cả hai đều xuất thân từ một gia đình nông dân dòng họ Schiklgruber ở miền Bắc nước Áo.
Bà của Hitler và bà cố của Aloisia là chị em của nhau. Năm 1903, khi cha của Hitler qua đời, gia đình Hitler có báo tin buồn này cho gia đình Aloisia khi đó đang sống ở Klagenfurt. Không rõ sau đó hai nhà có liên lạc với nhau nữa không. Chỉ biết mấy chục năm sau, ngày 6/12/1940 Aliosia đã “gặp lại” người người bà con của mình trong một bi kịch: bà bị giết chết bằng hơi ga ở trại Hartheim (Áo) theo một sắc lệnh do chính Hitler phê chuẩn (sắc lệnh này quy định những ai có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần đều bị coi là giống “hạ đẳng” và buộc phải chết).
Liệu Hitler cũng mang gien “điên điên” của một dòng họ có vấn đề về thần kinh hay không?
Tuy nhiên, theo nhà sử học Timothy Tyback, Viện trưởng viện Obersalzberg của Đức, thì Hitler không được biết về cái chết của Aloisia vì người ta đã cố tình giữ bí mật chuyện này với quốc trưởng. Năm 1944, ba năm sau cái chết của Aloisia, Heinrich Himmler đã bí mật chuyển cho Martin Borman, thư ký của quốc trưởng những tài liệu đánh dấu “tuyệt mật” liên quan đến cá nhân Hitler. Trong tập tài liệu này có đề cập đến tin dồn rằng họ hàng của quốc trưởng có một số người ngớ ngẩn, thậm chí là bị điên đồng thời có khá nhiều người đã tự tử. Tuy vậy cho đến nay người ta vẫn chưa có một kết luận nào rõ ràng cho thấy Hitler cũng là một người điên.
Himmler muốn diệt Hitler?
Hitler bắt những người đồng bào của mình phải đưa ra bằng chứng rằng họ là người thuần chủng, thậm chí còn phải đệ trình cả gia phả. Trong khi đó bản thân y không đưa ra gia phả hay một bằng chứng nào cả.
Không rõ những gì mà Himmler gửi cho Borman có phải là một bước đi nhằm diệt trừ Hitler hay không? Chỉ biết rằng ngay từ bước khởi đầu con đường chính trị của mình, Hitler đã phải đối mặt với những lời xì xào về nguồn gốc của y. Vào những năm 20 thế kỷ 19, tại Đức đã từng lưu truyền những tờ truyền đơn buộc tộ Hitler âm mưu phá hoại đảng theo “kiểu Do Thái”.
Năm 1931, sau khi một người cháu ruột của Hitler tự sát tại nhà riêng ở Minhen, thì những câu hỏi về gia đình Hitler bắt đầu được đặt ra một cách công khai. Nhiều tờ báo loan tin rằng đã tìm được những người Do Thái mang họ với Hitler. Năm 1933 đã có một tờ báo đăng hẳn một bài viết với nhan đề “Những dấu hiệu động trời về nguồn gốc Do Thái của Hitler ở Viên” kèm hình ảnh của những người mang họ “Hiuler” trong các nghĩa trang người Do Thái ở Viên. Người ta cho rằng trong sự tương đồng về ngữ âm (Hiuler và Hitler) ắt phải xuất phát từ sự gần gũi về máu mủ.
“Các anh thật ngớ ngẩn!”
Đầu năm 1930 khi nghe tin một người cháu tên là Patrick Hitler sống ở Anh trả lời phỏng vấn báo chí về mình, Hitler lập tức gọi anh ta đến Đức. Y nổi trận lôi đình: “Các anh thật ngớ ngẩn! Các anh đang đưa tôi xuống mồ! Tôi đã phải hết sức cẩn thận với báo chí về đời tư của mình. Mọi người không cần biết tôi là ai, xuất thân trong một gia đình như thế nào!”
Ngôi nhà cũ của cha mẹ ở Linz chỉ được Hitler đến thăm rất chớp nhoáng. Còn ngôi làng Spiltal – quê cha đất tổ ở miền Bắc nước Áo – Hitler không bao giờ ghé đến.
Một bộ trưởng dưới chính quyền Hitler là Albert Speer đã viết trong hồi ký của mình rằng, một lần vào năm 1942, ông đã từng khiến Hitler phát khùng chỉ vì kể với y rằng ở làng Spital có treo một tấm bảng danh dự của quốc trưởng. Speer viết: “Hitler đã nổi cơn tam bành và quát gọi Borman. Borman vừa bước vào, còn đang ngơ ngác thì đã bị Hitler xông đến và hét lên: “Tôi đã không chỉ nói rằng bất luận trường hợp nào cũng không được nhắc đến nơi ấy. Vậy mà cái con lừa này lại cho treo bảng danh dự ở đó. Dẹp nó đi ngay tức khắc”.
Sau khi trở thành thủ lĩnh đảng Quốc xã Đức và leo lên chiếc ghế thủ tướng nước Đức (1934-1945) Hitler đã tiến hành một chiến dịch trừ khử những người Do Thái. Đầu tiên y cưỡng bức các bệnh nhân tâm thần và những người yếu đuối về thể chất phải triệt sản, sau đó ký quyết định thủ tiêu hàng loạt người bệnh.
Để chuẩn bị kế hoạch tuyên bố mình là “đấng cứu thế mới”, Hitler và chân tay của y một lần nữa lại đẩy mạnh công tác tuyên truyền và càng thận trọng hơn trong việc che giấu nguồn gốc của mình.
Dưới thời Đức quốc xã, những người bà con của quốc trưởng ở Áo hầu như không được xuất đầu lộ diện. “Với ông ta chúng tôi chẳng có ý nghĩa gì cả”, năm 2003 người bà con duy nhất của Hitler (gọi Hitler bằng ông) còn sống tên là Johan Smidt đã trả lời phỏng vấn tờ Profil của Áo như vậy. Ngay cả người em gái của Hitler tên là Paula Hitler) cũng bị y gọi đến và yêu cầu phải đổi sang họ khác rồi sống ẩn dật với số tiền 500 mác mà người ta chuyển cho bà hàng tháng theo lệnh của quốc trưởng.
Vậy là để trở thành “quốc trưởng của dân tộc Đức khỏe mạnh”, Hitler phải chối bỏ cả gia đình, dòng họ và thậm chí đẩy luôn cả người bà con của mình đến với cái chết vô lý.
(Theo Bee)
Aloisia sinh năm 1891, kém Adolf 2 tuổi. Cả hai đều xuất thân từ một gia đình nông dân dòng họ Schiklgruber ở miền Bắc nước Áo.
Bà của Hitler và bà cố của Aloisia là chị em của nhau. Năm 1903, khi cha của Hitler qua đời, gia đình Hitler có báo tin buồn này cho gia đình Aloisia khi đó đang sống ở Klagenfurt. Không rõ sau đó hai nhà có liên lạc với nhau nữa không. Chỉ biết mấy chục năm sau, ngày 6/12/1940 Aliosia đã “gặp lại” người người bà con của mình trong một bi kịch: bà bị giết chết bằng hơi ga ở trại Hartheim (Áo) theo một sắc lệnh do chính Hitler phê chuẩn (sắc lệnh này quy định những ai có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần đều bị coi là giống “hạ đẳng” và buộc phải chết).
Liệu Hitler cũng mang gien “điên điên” của một dòng họ có vấn đề về thần kinh hay không?
Tuy nhiên, theo nhà sử học Timothy Tyback, Viện trưởng viện Obersalzberg của Đức, thì Hitler không được biết về cái chết của Aloisia vì người ta đã cố tình giữ bí mật chuyện này với quốc trưởng. Năm 1944, ba năm sau cái chết của Aloisia, Heinrich Himmler đã bí mật chuyển cho Martin Borman, thư ký của quốc trưởng những tài liệu đánh dấu “tuyệt mật” liên quan đến cá nhân Hitler. Trong tập tài liệu này có đề cập đến tin dồn rằng họ hàng của quốc trưởng có một số người ngớ ngẩn, thậm chí là bị điên đồng thời có khá nhiều người đã tự tử. Tuy vậy cho đến nay người ta vẫn chưa có một kết luận nào rõ ràng cho thấy Hitler cũng là một người điên.
Himmler muốn diệt Hitler?
Hitler bắt những người đồng bào của mình phải đưa ra bằng chứng rằng họ là người thuần chủng, thậm chí còn phải đệ trình cả gia phả. Trong khi đó bản thân y không đưa ra gia phả hay một bằng chứng nào cả.
Không rõ những gì mà Himmler gửi cho Borman có phải là một bước đi nhằm diệt trừ Hitler hay không? Chỉ biết rằng ngay từ bước khởi đầu con đường chính trị của mình, Hitler đã phải đối mặt với những lời xì xào về nguồn gốc của y. Vào những năm 20 thế kỷ 19, tại Đức đã từng lưu truyền những tờ truyền đơn buộc tộ Hitler âm mưu phá hoại đảng theo “kiểu Do Thái”.
Năm 1931, sau khi một người cháu ruột của Hitler tự sát tại nhà riêng ở Minhen, thì những câu hỏi về gia đình Hitler bắt đầu được đặt ra một cách công khai. Nhiều tờ báo loan tin rằng đã tìm được những người Do Thái mang họ với Hitler. Năm 1933 đã có một tờ báo đăng hẳn một bài viết với nhan đề “Những dấu hiệu động trời về nguồn gốc Do Thái của Hitler ở Viên” kèm hình ảnh của những người mang họ “Hiuler” trong các nghĩa trang người Do Thái ở Viên. Người ta cho rằng trong sự tương đồng về ngữ âm (Hiuler và Hitler) ắt phải xuất phát từ sự gần gũi về máu mủ.
“Các anh thật ngớ ngẩn!”
Đầu năm 1930 khi nghe tin một người cháu tên là Patrick Hitler sống ở Anh trả lời phỏng vấn báo chí về mình, Hitler lập tức gọi anh ta đến Đức. Y nổi trận lôi đình: “Các anh thật ngớ ngẩn! Các anh đang đưa tôi xuống mồ! Tôi đã phải hết sức cẩn thận với báo chí về đời tư của mình. Mọi người không cần biết tôi là ai, xuất thân trong một gia đình như thế nào!”
Ngôi nhà cũ của cha mẹ ở Linz chỉ được Hitler đến thăm rất chớp nhoáng. Còn ngôi làng Spiltal – quê cha đất tổ ở miền Bắc nước Áo – Hitler không bao giờ ghé đến.
Một bộ trưởng dưới chính quyền Hitler là Albert Speer đã viết trong hồi ký của mình rằng, một lần vào năm 1942, ông đã từng khiến Hitler phát khùng chỉ vì kể với y rằng ở làng Spital có treo một tấm bảng danh dự của quốc trưởng. Speer viết: “Hitler đã nổi cơn tam bành và quát gọi Borman. Borman vừa bước vào, còn đang ngơ ngác thì đã bị Hitler xông đến và hét lên: “Tôi đã không chỉ nói rằng bất luận trường hợp nào cũng không được nhắc đến nơi ấy. Vậy mà cái con lừa này lại cho treo bảng danh dự ở đó. Dẹp nó đi ngay tức khắc”.
Sau khi trở thành thủ lĩnh đảng Quốc xã Đức và leo lên chiếc ghế thủ tướng nước Đức (1934-1945) Hitler đã tiến hành một chiến dịch trừ khử những người Do Thái. Đầu tiên y cưỡng bức các bệnh nhân tâm thần và những người yếu đuối về thể chất phải triệt sản, sau đó ký quyết định thủ tiêu hàng loạt người bệnh.
Để chuẩn bị kế hoạch tuyên bố mình là “đấng cứu thế mới”, Hitler và chân tay của y một lần nữa lại đẩy mạnh công tác tuyên truyền và càng thận trọng hơn trong việc che giấu nguồn gốc của mình.
Dưới thời Đức quốc xã, những người bà con của quốc trưởng ở Áo hầu như không được xuất đầu lộ diện. “Với ông ta chúng tôi chẳng có ý nghĩa gì cả”, năm 2003 người bà con duy nhất của Hitler (gọi Hitler bằng ông) còn sống tên là Johan Smidt đã trả lời phỏng vấn tờ Profil của Áo như vậy. Ngay cả người em gái của Hitler tên là Paula Hitler) cũng bị y gọi đến và yêu cầu phải đổi sang họ khác rồi sống ẩn dật với số tiền 500 mác mà người ta chuyển cho bà hàng tháng theo lệnh của quốc trưởng.
Vậy là để trở thành “quốc trưởng của dân tộc Đức khỏe mạnh”, Hitler phải chối bỏ cả gia đình, dòng họ và thậm chí đẩy luôn cả người bà con của mình đến với cái chết vô lý.
(Theo Bee)