- Đó là một ngày cuối đông nhưng trời vẫn lạnh buốt, chúng tôi gặp chị Phạm Thị Huệ - (người được tạp chí Time của Mỹ bình chọn là Anh hùng châu Á). Nghe chị nói chuyện về tuyên truyền phòng chống H cho các nhóm đối tượng khác nhau, câu chuyện thú vị ở đoạn chị nói về việc tuyên truyền cho các nhà sư…
Căn nhà đẹp, đồ đạc trong nhà sáng sủa và tiện nghi. Nhà chị Huệ là “nhà của đại gia” bên cạnh trụ sở của Hợp tác xã Hoa Phượng Đỏ, một nơi chăm lo, tạo việc làm cho người có H. Trong cuộc trò truyện vội vàng với chúng tôi, chị cười nói vô tư trước mọi câu hỏi khó.
Chị Huệ bảo rằng mình có một số điện thoại cố định, có rất nhiều người gọi đến tâm sự. Trả lời điện thoại hằng ngày, hàng giờ… có người nói với chị hàng tiếng đống hồ về bệnh với những lo lắng, có người gọi điện đến chỉ để khóc. Chị tâm sự: Mỗi lần đi làm việc, nói chuyện với người thiệt thòi, chị cảm thấy đồng cảm vì đã từng mất tự tin. Và từ những cuộc nói chuyện như thế chị đến gần hơn cuộc sống của những người như mình và động viên họ sống có ích.
Là một người công khai nhận mình có H, tuyên truyền phòng chống H, chị cho hay: Đại dịch H vẫn dữ dội nhưng mặc cảm của những người có H đã khác. Ngày xưa họ mặc cảm vì xã hội coi thường, ăn uống đi đứng, chữa bệnh cứ thấy cộng đồng là tủi hổ. Thế nhưng nay người có H đa phần là mặc cảm với chính bản thân mình”.
Công việc nhiều nhất chị đang làm là tập huấn cho nhiều người nhận thức về việc có H. Chị bảo rằng từ đối tượng là công an, nhà sư, trẻ lang thang, quản giáo, cán bộ công đoàn… Mỗi nhóm đối tượng một đặc thù riêng nên phải chọn cách nào để nói chuyện cho hợp lý.
Chúng tôi hỏi chị về sự khác biệt khi tổ chức tuyên truyền cho các nhóm đối tượng khác nhau. Chị nhớ lại: “Có lần làm công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống HIV cho các nhà sư. Ban đầu tôi ngại lắm, vì đã làm đến HIV thì phải nói đến quan hệ tình dục, bao cao su… làm sao để nói chuyện với nhà sư về những chuyện nhạy cảm đó? Băn khoăn nhiều nhưng tôi cũng định rõ rằng “HIV không chê nhà sư”, họ cũng có thể bị nhiễm HIV khi đi nhổ răng, cắt tóc thế nên họ cũng cần được giáo dục. Thêm vào đó họ lại là nhóm đối tượng quan trọng trong việc giáo dục và chăm sóc người có H… vì vậy không thể bỏ qua công tác giáo dục tuyên truyền cho họ.
Khi bước vào công việc cụ thể, tôi thấy nhóm đối tượng này khá cởi mở. Họ cũng không ngại hỏi. Họ hỏi các câu hỏi nhạy cảm như làm thế nào để sử dụng bao cao su đúng cách? Quan hệ tình dục thế nào thì an toàn? Tôi đã tự tin nói chuyện với họ một cách cởi mở, chân thành.
Một lần khác, tôi tập huấn cho các chiến sĩ công an. Nhìn một hội trường lớn đông người và nghiêm túc… ban đầu tôi cũng căng thẳng. Nhưng sau khi nói chuyện thấy họ nghiêm túc, hiểu nhanh và chia sẻ rất thẳng thắn. Chính vì vậy tôi không còn e ngại khi nói chuyện.
Chị Huệ bảo rằng, bây giờ mình làm nhiều việc, việc gì có ích cho mọi người thì mình làm. Chị liệt kê ra hàng loạt các công việc mình làm như tập huấn truyền thông về HIV, hỗ trợ việc làm, truyền thông trẻ em, lo việc làm cho trẻ thiệt thòi… Chị phải đi nhiều nơi. Sắp tới chị lại chuẩn bị đi nước ngoài. Chị bảo rằng mình mỏi mệt, bận rộn nhưng vui vì sống có ích. Trong câu chuyện với chị, chị bảo chúng tôi làm nhanh, hôm nay chị có hẹn với một nhóm trẻ đường phố để nói chuyện về việc học nghề ở trung tâm Koto.
Năm 2004 khi đứng ra thừa nhận mình có H chị trở thành tâm điểm cho mọi người bàn tán. Giờ nhịp sống của chị trở nên bình thường, công việc nhiều đi kèm với áp lực lớn và trách nhiệm nhưng chị lạc quan và vui vẻ. Chị bảo rằng từ khi công khai có H, chị thấy mình được nhiều hơn là mất…
Chị Huệ cùng với con trai trong ảnh của một nhiếp ảnh gia (chụp lại từ ảnh treo tường nhà chị) |
Căn nhà đẹp, đồ đạc trong nhà sáng sủa và tiện nghi. Nhà chị Huệ là “nhà của đại gia” bên cạnh trụ sở của Hợp tác xã Hoa Phượng Đỏ, một nơi chăm lo, tạo việc làm cho người có H. Trong cuộc trò truyện vội vàng với chúng tôi, chị cười nói vô tư trước mọi câu hỏi khó.
Chị Huệ bảo rằng mình có một số điện thoại cố định, có rất nhiều người gọi đến tâm sự. Trả lời điện thoại hằng ngày, hàng giờ… có người nói với chị hàng tiếng đống hồ về bệnh với những lo lắng, có người gọi điện đến chỉ để khóc. Chị tâm sự: Mỗi lần đi làm việc, nói chuyện với người thiệt thòi, chị cảm thấy đồng cảm vì đã từng mất tự tin. Và từ những cuộc nói chuyện như thế chị đến gần hơn cuộc sống của những người như mình và động viên họ sống có ích.
Là một người công khai nhận mình có H, tuyên truyền phòng chống H, chị cho hay: Đại dịch H vẫn dữ dội nhưng mặc cảm của những người có H đã khác. Ngày xưa họ mặc cảm vì xã hội coi thường, ăn uống đi đứng, chữa bệnh cứ thấy cộng đồng là tủi hổ. Thế nhưng nay người có H đa phần là mặc cảm với chính bản thân mình”.
Công việc nhiều nhất chị đang làm là tập huấn cho nhiều người nhận thức về việc có H. Chị bảo rằng từ đối tượng là công an, nhà sư, trẻ lang thang, quản giáo, cán bộ công đoàn… Mỗi nhóm đối tượng một đặc thù riêng nên phải chọn cách nào để nói chuyện cho hợp lý.
Chúng tôi hỏi chị về sự khác biệt khi tổ chức tuyên truyền cho các nhóm đối tượng khác nhau. Chị nhớ lại: “Có lần làm công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống HIV cho các nhà sư. Ban đầu tôi ngại lắm, vì đã làm đến HIV thì phải nói đến quan hệ tình dục, bao cao su… làm sao để nói chuyện với nhà sư về những chuyện nhạy cảm đó? Băn khoăn nhiều nhưng tôi cũng định rõ rằng “HIV không chê nhà sư”, họ cũng có thể bị nhiễm HIV khi đi nhổ răng, cắt tóc thế nên họ cũng cần được giáo dục. Thêm vào đó họ lại là nhóm đối tượng quan trọng trong việc giáo dục và chăm sóc người có H… vì vậy không thể bỏ qua công tác giáo dục tuyên truyền cho họ.
Chị Huệ tại gia đình, sau buổi gặp gấp gáp với chúng tôi chị lại “đi đêm” để tiếp tục làm việc vì cộng đồng. |
Khi bước vào công việc cụ thể, tôi thấy nhóm đối tượng này khá cởi mở. Họ cũng không ngại hỏi. Họ hỏi các câu hỏi nhạy cảm như làm thế nào để sử dụng bao cao su đúng cách? Quan hệ tình dục thế nào thì an toàn? Tôi đã tự tin nói chuyện với họ một cách cởi mở, chân thành.
Một lần khác, tôi tập huấn cho các chiến sĩ công an. Nhìn một hội trường lớn đông người và nghiêm túc… ban đầu tôi cũng căng thẳng. Nhưng sau khi nói chuyện thấy họ nghiêm túc, hiểu nhanh và chia sẻ rất thẳng thắn. Chính vì vậy tôi không còn e ngại khi nói chuyện.
Chị Huệ bảo rằng, bây giờ mình làm nhiều việc, việc gì có ích cho mọi người thì mình làm. Chị liệt kê ra hàng loạt các công việc mình làm như tập huấn truyền thông về HIV, hỗ trợ việc làm, truyền thông trẻ em, lo việc làm cho trẻ thiệt thòi… Chị phải đi nhiều nơi. Sắp tới chị lại chuẩn bị đi nước ngoài. Chị bảo rằng mình mỏi mệt, bận rộn nhưng vui vì sống có ích. Trong câu chuyện với chị, chị bảo chúng tôi làm nhanh, hôm nay chị có hẹn với một nhóm trẻ đường phố để nói chuyện về việc học nghề ở trung tâm Koto.
Năm 2004 khi đứng ra thừa nhận mình có H chị trở thành tâm điểm cho mọi người bàn tán. Giờ nhịp sống của chị trở nên bình thường, công việc nhiều đi kèm với áp lực lớn và trách nhiệm nhưng chị lạc quan và vui vẻ. Chị bảo rằng từ khi công khai có H, chị thấy mình được nhiều hơn là mất…
- Minh Hải