XEM CLIP:

Hồi sinh hồ điều hòa Hùng Thắng

Năm 2018, 4 hồ điều hòa khu vực Ao Cá, thuộc phường Hùng Thắng và phường Bãi Cháy, TP Hạ Long xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. 

Ngày 17/5/2018, UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở TN&MT tỉnh đã phối hợp cùng đoàn
chuyên gia Nhật Bản, công ty CP cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) khảo sát thực tế, lấy mẫu nước hồ điều hòa Hùng Thắng.

{keywords}
Trước khi được xử lý, nước hồ Hùng Thắng đục và nhiều bùn đen hữu cơ tích tụ ở đáy

Kết quả, chất lượng nước hồ Hùng Thắng có nhiều thông số vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. So sánh với kết quả phân tích của các hồ điều hòa khác, nước tại hồ Hùng Thắng bị ô nhiễm nặng nhất.

Ngày 22/8/2018, các sở, ban ngành tỉnh Quảng Ninh cùng TS Yamamura Tadashi, chuyên gia LHQ về môi trường, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại - môi trường Nhật Bản và JVE khởi động dự án làm sạch hồ bằng công nghệ xử lý môi trường bột thiên nhiên Bắc Trà Nhật Bản.

{keywords}
Mẫu nước trước khi xử lý (trái) có màu đen, đục và mẫu nước sau khi xử lý 1 tháng (phải)

Sau đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã họp nghiệm thu kết quả, đánh giá quá trình xử lý bằng công nghệ Nhật Bản thành công, trong điều kiện thực tế của tỉnh.

Dựa theo kết quả phân tích sau 1,5 tháng của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường thuộc Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh, so sánh với kết quả phân tích tại thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, tất cả các thông số được cải thiện rõ rệt và đạt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

{keywords}

Nước sau xử lý có độ trong cao và lượng bùn đen đã gần như không còn

Ngoài ra, bằng biện pháp cảm quan thực tế tại khu vực triển khai thí điểm, có thể nhận thấy về độ mùi của nước, từ trạng thái mùi hôi nồng nặc đã hoàn toàn biến mất. Độ trong của nước tăng cao, có thể nhìn thấy đáy hồ, cá và các thực vật thủy sinh phát triển tốt; lượng bùn tích tụ dưới đáy suy giảm mạnh mà không cần đến các biện pháp nạo vét cơ học khác.

Anh Nguyễn Thái Dương (27 tuổi, người dân phường Hùng Thắng) kể, trước đây vì mùi hôi thối nên anh không dám đi gần hồ, bây giờ, chiều nào anh cũng chạy bộ thể dục quanh hồ.

{keywords}
Anh Nguyễn Thái Dương chạy thể dục bên hồ Hùng Thắng 

“Xung quanh hồ Hùng Thắng có con đường rất đẹp, thoáng mát, hồ nước được xử lý sạch sẽ nên chiều nào tôi cũng chạy bộ thể dục 5 vòng”, anh Dương khoe.

{keywords}
Hồ Hùng Thắng nay đã trở về đúng nghĩa hồ điều hòa

“Nhà tôi trên tầng 15 của chung cư, nhìn ra thẳng hồ Hùng Thắng, năm ngoái không khi nào dám mở cửa sổ hay đứng ngoài ban công vì mùi hôi từ hồ hắt vào, đến nay hồ sạch sẽ, thoáng mát đúng nghĩa hồ điều hoà”, bà Hoàng Minh Tâm (63 tuổi, cư dân chung cư Bim, cạnh hồ) cho hay.

Công nghệ Nhật tạo ra oxy vô tận cho hồ Hạnh Phúc

Tại Hải Phòng, tháng 5/2017, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP (VUSTA Hải Phòng) phối hợp với Sở Xây dựng triển khai ứng dụng công nghệ xử lý ô nhiễm nước do Nhật Bản tài trợ và thực hiện.

{keywords}
Hồ Hạnh Phúc trước khi xử lý

Sau 1 ngày xử lý nước hồ Hạnh Phúc bằng công nghệ Bakture (Bioreactor thế hệ thứ 1)
Nhật Bản, theo kết quả phân tích của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam), chỉ số quan trắc môi trường nước hồ các thông số đều giảm mạnh.

Chỉ tiêu COD giảm từ 93 mg/l xuống 67 mg/l (giảm 29%), BOD giảm từ 49,7 mg/l xuống còn 37,2 mg/l (giảm 26%), TSS giảm từ 126,5 mg/l xuống còn 81,1 mg/l (giảm 36%).

{keywords}
DO (hàm lượng oxy hòa tan) duy trì ổn định đạt cột A1-QCVN08 sau 2 năm xử lý
bằng Bioreactor thế hệ thứ 1 (Bakture) tại hồ Hạnh Phúc


Sau đó không có bất kỳ tác động thêm bất cứ yếu tố nào đến hồ, đặc biệt không phải định kỳ bổ sung thêm vật liệu thiên nhiên Bakture trong suốt 2 năm mà kết quả thu được là hồ vẫn được “tự làm sạch” và hoàn toàn không bị tái ô nhiễm.

Ngày 17/5/2019, sau 2 năm áp dụng công nghệ của Nhật Bản để xử lý ô nhiễm hồ Hạnh Phúc, JVE tiếp tục phối hợp với Viện Tài nguyên và môi trường biển lấy mẫu phân tích đánh giá các chỉ tiêu chất lượng nước hồ.

{keywords}
Mẫu nước và hồ Hạnh Phúc sau khi áp dụng công nghệ làm sạch

Tất cả thông số chất lượng nước đều duy trì ổn định đáp ứng theo quy chuẩn nước
mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Một số tiêu chuẩn còn đạt đến cột A1, như nồng độ oxy hòa tan duy trì ở mức cao 8.02 mg/l, các vi khuẩn gây bệnh trong nước như ecoli, coliform ở mức rất thấp và đạt cột A1- tiêu chuẩn có thể dùng cho nước cấp sinh hoạt…

Hiện nay, công nghệ Nano kết hợp với công nghệ Bioreactor thế hệ thứ 2 tạo nên công nghệ Nano-Bioreactor áp dụng tại sông Tô Lịch, Hà Nội, được kỳ vọng sẽ mở ra một giải pháp mới để xử lý tận gốc ô nhiễm.

Thành Nam - Phạm Công 

‘Chi 150 tỷ lấy nước sông Hồng làm sạch Tô Lịch khác nào trò chơi’

‘Chi 150 tỷ lấy nước sông Hồng làm sạch Tô Lịch khác nào trò chơi’

Theo chuyên gia, việc lấy nước sông Hồng làm sạch sông Tô Lịch có thể làm được nhưng không mang tính chất khoa học và căn cơ, giải pháp chỉ như một trò chơi.