Học phí và các khoản phí mà sinh viên phải đóng cho các trường đại học cứ mỗi năm một tăng do sự “sáng tạo” của các trường. Sở dĩ như vậy là vì lâu nay, những nhà quản lý trường đại học và không ít chuyên gia cho rằng do “chi phí đơn vị” (CPĐV - chi phí bình quân một năm cho một sinh viên) của chúng ta quá thấp nên không đảm bảo chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, để có những kết luận về CPĐV có thấp hay không, và chất lượng đào tạo hiện nay có tương ứng với chi phí mà Nhà nước và gia đình người học phải bỏ ra hay không, không thể chỉ dựa trên những giả định hoặc ý kiến của một vài “chuyên gia” (trong khoa học, ý kiến chuyên gia không phải là “bằng chứng” có sức thuyết phục cao nhất), mà phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng với những phương pháp đo lường đáng tin cậy dựa trên những dữ liệu thực.
Mặt khác, học phí và chi tiêu cho sinh viên cũng phải được tư duy trên nền tảng kinh tế - xã hội của quốc gia, bởi không thể đem so mức học phí ở một quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người 40.000-50.000 đô la Mỹ/năm với quốc gia có thu nhập đầu người chỉ khoảng 1.000 đô la Mỹ/năm.
Vấn đề quan trọng là chúng ta thường kêu ca mức học phí thấp nhưng hình như chúng ta chưa thử xem xét kỹ việc chi tiêu hiện nay của các trường như thế nào.
Liệu họ có chi tiêu hợp lý từ khoản học phí là kết quả của “mồ hôi và nước mắt” mà gia đình người học đã đóng hay không? Có lẽ nếu đi sâu tìm hiểu sẽ phát hiện ra không ít vấn đề. Ở đây chỉ xin ví dụ vài kiểu chi bất hợp lý dễ thấy.
Chi cho... “chủ nghĩa địa phương”
Có một hiện tượng không biết có phổ biến hay không nhưng đang tồn tại thật sự, đó là một trường ở miền Nam có hiệu trưởng là người gốc miền Trung, thế là số lượng giảng viên “đồng hương” thỉnh giảng từ miền Trung được mời vào khá nhiều, trong khi nhiều môn hoàn toàn có thể mời các giảng viên ở các trường khác trong khu vực.
Tất nhiên khi đó, chi phí cho việc mời giảng viên thỉnh giảng “đồng hương” sẽ cao hơn rất nhiều với chi phí đi lại, ăn ở...
Chi cho “quan hệ xã hội”
Cũng có chuyện các vị lãnh đạo trường hay khoa đang làm nghiên cứu sinh ở miền khác, và thế là trường cũng thiết kế lịch mời thỉnh giảng những giảng viên ở xa nhằm mục đích lấy lòng các thầy hoặc vì những lý do khác.
Tất nhiên, chi phí đi lại, ăn ở của những giảng viên này thường là rất cao bởi họ thường đi lại bằng máy bay chứ không ai chịu đi tàu hỏa, và thường không đơn thuần đi giảng dạy mà kết hợp du lịch, thăm thú...
Đó là chưa kể đến những khoản chi “tiếp khách” cũng ngốn một khoản kinh phí không ít mà nhà trường thu từ học phí của sinh viên.
Chi cho “quảng cáo”
Các trường đại học trên thế giới được nhiều người biết đến là nhờ vào những thành tựu trong nghiên cứu khoa học và đào tạo của họ. Đây chính là những yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu cho các trường đại học.
Trong khi đó, các trường đại học ở nước ta mà chủ yếu là nhóm ngoài công lập lại không xây dựng thương hiệu bằng cách đó, thay vào đó, họ chi mạnh tay cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chúng ta đều biết khoản chi phí này là rất cao và tất nhiên cũng lấy từ học phí của người học chứ không phải từ nguồn nào khác.
Rõ ràng, đang có những khoản chi tiêu rất bất hợp lý. Do đó, trước khi bàn đến CPĐV cần phải mổ xẻ chuyện chi tiêu trong giáo dục và đào tạo đã hợp lý chưa, vì nếu cứ chi tiêu bất hợp lý thì tăng học phí sẽ chẳng bao giờ đủ! Lý do thu thường thì rất “rõ” nhưng các khoản chi thường lại rất “mập mờ”, và đây là điều không công bằng đối với người học lẫn người đứng lớp dạy trực tiếp.
Theo Lê Minh Tiến (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Các trường đại học cần chi tiêu hợp lý để giảm gánh nặng học phí cho sinh viên. Ảnh: Thanh Tao/Thời báo Kinh tế Sài Gòn |
Tuy nhiên, để có những kết luận về CPĐV có thấp hay không, và chất lượng đào tạo hiện nay có tương ứng với chi phí mà Nhà nước và gia đình người học phải bỏ ra hay không, không thể chỉ dựa trên những giả định hoặc ý kiến của một vài “chuyên gia” (trong khoa học, ý kiến chuyên gia không phải là “bằng chứng” có sức thuyết phục cao nhất), mà phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng với những phương pháp đo lường đáng tin cậy dựa trên những dữ liệu thực.
Mặt khác, học phí và chi tiêu cho sinh viên cũng phải được tư duy trên nền tảng kinh tế - xã hội của quốc gia, bởi không thể đem so mức học phí ở một quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người 40.000-50.000 đô la Mỹ/năm với quốc gia có thu nhập đầu người chỉ khoảng 1.000 đô la Mỹ/năm.
Vấn đề quan trọng là chúng ta thường kêu ca mức học phí thấp nhưng hình như chúng ta chưa thử xem xét kỹ việc chi tiêu hiện nay của các trường như thế nào.
Liệu họ có chi tiêu hợp lý từ khoản học phí là kết quả của “mồ hôi và nước mắt” mà gia đình người học đã đóng hay không? Có lẽ nếu đi sâu tìm hiểu sẽ phát hiện ra không ít vấn đề. Ở đây chỉ xin ví dụ vài kiểu chi bất hợp lý dễ thấy.
Chi cho... “chủ nghĩa địa phương”
Có một hiện tượng không biết có phổ biến hay không nhưng đang tồn tại thật sự, đó là một trường ở miền Nam có hiệu trưởng là người gốc miền Trung, thế là số lượng giảng viên “đồng hương” thỉnh giảng từ miền Trung được mời vào khá nhiều, trong khi nhiều môn hoàn toàn có thể mời các giảng viên ở các trường khác trong khu vực.
Tất nhiên khi đó, chi phí cho việc mời giảng viên thỉnh giảng “đồng hương” sẽ cao hơn rất nhiều với chi phí đi lại, ăn ở...
Chi cho “quan hệ xã hội”
Cũng có chuyện các vị lãnh đạo trường hay khoa đang làm nghiên cứu sinh ở miền khác, và thế là trường cũng thiết kế lịch mời thỉnh giảng những giảng viên ở xa nhằm mục đích lấy lòng các thầy hoặc vì những lý do khác.
Tất nhiên, chi phí đi lại, ăn ở của những giảng viên này thường là rất cao bởi họ thường đi lại bằng máy bay chứ không ai chịu đi tàu hỏa, và thường không đơn thuần đi giảng dạy mà kết hợp du lịch, thăm thú...
Đó là chưa kể đến những khoản chi “tiếp khách” cũng ngốn một khoản kinh phí không ít mà nhà trường thu từ học phí của sinh viên.
Chi cho “quảng cáo”
Các trường đại học trên thế giới được nhiều người biết đến là nhờ vào những thành tựu trong nghiên cứu khoa học và đào tạo của họ. Đây chính là những yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu cho các trường đại học.
Trong khi đó, các trường đại học ở nước ta mà chủ yếu là nhóm ngoài công lập lại không xây dựng thương hiệu bằng cách đó, thay vào đó, họ chi mạnh tay cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chúng ta đều biết khoản chi phí này là rất cao và tất nhiên cũng lấy từ học phí của người học chứ không phải từ nguồn nào khác.
Rõ ràng, đang có những khoản chi tiêu rất bất hợp lý. Do đó, trước khi bàn đến CPĐV cần phải mổ xẻ chuyện chi tiêu trong giáo dục và đào tạo đã hợp lý chưa, vì nếu cứ chi tiêu bất hợp lý thì tăng học phí sẽ chẳng bao giờ đủ! Lý do thu thường thì rất “rõ” nhưng các khoản chi thường lại rất “mập mờ”, và đây là điều không công bằng đối với người học lẫn người đứng lớp dạy trực tiếp.
Theo Lê Minh Tiến (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)