- Theo kết quả
đánh giá của về trình độ
tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được
khảo sát thì học sinh Việt Nam xếp thứ 8 về khả năng
viết và đọc nhưng lại xếp thứ 18 về khả năng
nghe nói.
Thông tin được đưa ra hội nghị toàn quốc về đào tạo tiếng Anh ở phổ thông, tổ chức hôm nay (19/10) qua cầu truyền hình trực tuyến.
Sau 3 năm thực hiện, đề án dạy ngoại ngữ quốc gia vẫn đang trong quá trình đào tạo lại và đào tạo mới nguồn giáo viên. Mục tiêu đa số thanh niên thông thạo ngoại ngữ vào năm 2020 vẫn còn rất xa khi đề án vẫn còn đang xây dựng từ gốc.
Thông tin được đưa ra hội nghị toàn quốc về đào tạo tiếng Anh ở phổ thông, tổ chức hôm nay (19/10) qua cầu truyền hình trực tuyến.
Sau 3 năm thực hiện, đề án dạy ngoại ngữ quốc gia vẫn đang trong quá trình đào tạo lại và đào tạo mới nguồn giáo viên. Mục tiêu đa số thanh niên thông thạo ngoại ngữ vào năm 2020 vẫn còn rất xa khi đề án vẫn còn đang xây dựng từ gốc.
Tìm hiểu thông tin du học. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Năm 2008, Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đọan 2008-2020” được phê duyệt với mục tiêu đặt ra: Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ…để đến năm 2015, đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ, đến năm 2020, thanh niên tốt nghiệp ĐH, CĐ, TCCN có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập trong học tập và làm việc, coi đây là thế mạnh của người dân Việt Nam.
Khi tóm tắt tình hình thực hiện đề án, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Tất cả các bạn bè quốc tế khi làm việc với Ban quản lý Đề án đều cho rằng mục tiêu của nó thực sự khá cao và đầy tham vọng.
Còn 4 năm để có bước tiến rõ rệt và 9 năm để thanh niên Việt Nam sử dụng tốt ngoại ngữ, cho đến hôm nay, điểm xuất phát còn chơi vơi khi mới có 45/63 tỉnh thành xây dựng được đề án cụ thể cho địa phương mình, 18 tỉnh/thành khác vẫn đang nợ.
Chia sẻ từ đại biểu các tỉnh tại hội nghị cho thấy, những thành phố lớn mới đi được những bước đầu tiên dù có những lợi thế tốt nhất.
TP. Hồ Chí Minh sau 11 năm đưa chương trình tiếng Anh tăng cường vào giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 12, mới chỉ có 10% học sinh phổ thông được học chương trình này trong những điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất tốt, chương trình chuẩn quốc tế. Hiện tại, 50% học sinh tiểu học được học các chương trình ngoại ngữ.
Hải Dương cho biết số giáo viên tiếng Anh được đào tạo từ các nguồn có chất lượng còn ít, có cả giáo viên tiếng Nga chuyển sang dạy tiếng Anh.
Đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên theo Khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu, cả tỉnh chỉ có 40 trường tiểu học có giáo viên đạt trình độ năng lực B1, 80 trường THCS có giáo viên đạt trình độ B2, 9 trường THPT có giáo viên đạt trình độ C1. Thống kê chung, số giáo viên đạt chuẩn theo yêu cầu của đề án ngoại ngữ rất thấp: ở THCS là 14%, ở THPT là 4%.
Nhưng điều đầu tiên quan trọng, theo lời Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị là thái độ học ngoại ngữ, coi nó như một công cụ thiết yếu để sống chứ không phải để thi và giảng dạy một cách hàn lâm, nặng về ngữ pháp như hiện nay.
Vì thế, đề án sẽ phải sửa hai thứ: động lực học của học sinh và phương pháp dạy của giáo viên. Ông cũng cho biết, chứng chỉ A, B, C trong tiếng Anh không còn được cấp mà thay vào đó, xây dựng hệ thống đánh giá theo chuẩn quốc tế.
Chia sẻ với các địa phương về đội ngũ giáo viên, Phó Thủ tướng nói rằng “yêu cầu giáo viên phải chuẩn là công việc vất vả vô cùng” của đề án này.
Ông yêu cầu đốc thúc các trường chuyên đào tạo nguồn giáo viên ngoại ngữ phải tăng cường đào tạo lại, đào tạo mới.
Nhìn lên mục tiêu đến năm 2020, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân công nhận: mục tiêu của đề án rất cao và đặt câu hỏi: “Vậy chúng ta có thể hạ được yêu cầu không?”.
Theo ông, không thể hạ yêu cầu xuống được vì tất cả cần xây dựng quyết tâm biến điểm yếu về ngoại ngữ thành thế mạnh của người lao động Việt Nam.
Khi tóm tắt tình hình thực hiện đề án, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Tất cả các bạn bè quốc tế khi làm việc với Ban quản lý Đề án đều cho rằng mục tiêu của nó thực sự khá cao và đầy tham vọng.
Còn 4 năm để có bước tiến rõ rệt và 9 năm để thanh niên Việt Nam sử dụng tốt ngoại ngữ, cho đến hôm nay, điểm xuất phát còn chơi vơi khi mới có 45/63 tỉnh thành xây dựng được đề án cụ thể cho địa phương mình, 18 tỉnh/thành khác vẫn đang nợ.
Chia sẻ từ đại biểu các tỉnh tại hội nghị cho thấy, những thành phố lớn mới đi được những bước đầu tiên dù có những lợi thế tốt nhất.
TP. Hồ Chí Minh sau 11 năm đưa chương trình tiếng Anh tăng cường vào giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 12, mới chỉ có 10% học sinh phổ thông được học chương trình này trong những điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất tốt, chương trình chuẩn quốc tế. Hiện tại, 50% học sinh tiểu học được học các chương trình ngoại ngữ.
Hải Dương cho biết số giáo viên tiếng Anh được đào tạo từ các nguồn có chất lượng còn ít, có cả giáo viên tiếng Nga chuyển sang dạy tiếng Anh.
Đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên theo Khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu, cả tỉnh chỉ có 40 trường tiểu học có giáo viên đạt trình độ năng lực B1, 80 trường THCS có giáo viên đạt trình độ B2, 9 trường THPT có giáo viên đạt trình độ C1. Thống kê chung, số giáo viên đạt chuẩn theo yêu cầu của đề án ngoại ngữ rất thấp: ở THCS là 14%, ở THPT là 4%.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Đề án sẽ phải sửa hai thứ: động lực học của học sinh và phương pháp dạy của giáo viên...Chứng chỉ A, B, C trong tiếng Anh không còn được cấp mà thay vào đó, xây dựng hệ thống đánh giá theo chuẩn quốc tế. |
Vì thế, đề án sẽ phải sửa hai thứ: động lực học của học sinh và phương pháp dạy của giáo viên. Ông cũng cho biết, chứng chỉ A, B, C trong tiếng Anh không còn được cấp mà thay vào đó, xây dựng hệ thống đánh giá theo chuẩn quốc tế.
Chia sẻ với các địa phương về đội ngũ giáo viên, Phó Thủ tướng nói rằng “yêu cầu giáo viên phải chuẩn là công việc vất vả vô cùng” của đề án này.
Ông yêu cầu đốc thúc các trường chuyên đào tạo nguồn giáo viên ngoại ngữ phải tăng cường đào tạo lại, đào tạo mới.
Nhìn lên mục tiêu đến năm 2020, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân công nhận: mục tiêu của đề án rất cao và đặt câu hỏi: “Vậy chúng ta có thể hạ được yêu cầu không?”.
Theo ông, không thể hạ yêu cầu xuống được vì tất cả cần xây dựng quyết tâm biến điểm yếu về ngoại ngữ thành thế mạnh của người lao động Việt Nam.
Hiện tại, theo kết quả đánh giá của các tổ chức như Hội Đồng Anh, Trung tâm giáo dục Apollo cung cấp về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được khảo sát thì học sinh Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng viết và đọc nhưng lại xếp thứ 18-19/20 về khả năng nghe nói.
- Nguyễn Hường